Mô hình nuôi kết hợp các loại thủy hải sản không phải quá hiếm. Các loại hải sản ở trong các mô hình này có khả năng hỗ trợ và phát triển cùng nhau, từ đó cho năng suất tốt hơn và giảm thiểu chi phí chăm sóc, nuôi dưỡng. Một trong các mô hình chăn nuôi thủy sản kết hợp mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bà con là mô hình nuôi tôm kết hợp cá đối mục và cua trong ao tại huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Theo đó, thời gian nuôi sẽ là 6 tháng, cua và tôm sẽ cho thu hoạch khoảng 3 tháng còn cá sẽ nuôi 6 tháng. Để tìm mô hình này, mời bà con cùng tìm hiểu nội dung sau cùng chúng tôi.
Mô hình nuôi kết hợp cá đối mục, tôm và cua trong ao
Địa điểm mô hình: Thôn Hà La xã Triệu Phước huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị
Mô hình nuôi tôm thẻ kết hợp với cá đối mục và cua trong ao có quy mô: 0,4 ha/ hộ. Mật độ: Cá đối mục: 0,5 con/m2; Tôm thẻ: 10 con/m2; Cua: 0,5 con/m2 .Thời gian nuôi: 6 tháng, trong đó thời gian nuôi tôm và cua khoảng 3 tháng, nuôi cá đối 6 tháng.
Mô hình được triển khai với thời gian 6 tháng, hỗ trợ hộ thực hiện mô hình 100% vốn về con giống, 30% vốn về thức ăn. Bên cạnh hỗ trợ vật tư người thực hiện còn được tư vấn về mặt kỹ thuật và các hộ dân xung quanh được tập huấn về kỹ thuật nuôi. Thời gian thả giống vào tháng 3/2018. Sau 3 tháng nuôi khi tôm và cua đạt đến kích cỡ thu hoạch hộ thực hiện mô hình sẻ tiến hành thu tỉa và bán dần. Cá sẻ được tiếp tục nuôi thêm 3 tháng nữa thì thu hoạch toàn bộ.
Sau 6 tháng thực hiện mô hình, tỷ lệ sống của cá đối mục đạt cao. Nguyên nhân vì trong suốt quá trình nuôi cá sinh trưởng phát triển tốt; số lượng cá hao hụt là do cá bị chết trong thời gian đầu khi mới thả giống. Tỷ lệ sống của tôm thẻ nuôi thấp. Do khi tôm nuôi đã được 2,5 tháng gặp thời tiết không thuận lợi. Điều này dẫn đến môi trường nuôi biến động, tôm bị số nên tỷ lệ hao hụt cao. Đối với cua, mô hình sử dụng giống cua nhân tạo, tỷ lệ sống trên 20 là tương đối thành công.
Khả năng sinh trưởng của tôm, cua, cá trong ao và hiệu quả kinh tế
Về tốc độ sinh trưởng, phát triển: do thả nuôi với mật độ thấp, trong ao nuôi có cá đối mục với tính ăn là ăn mùn bã hữu cơ nên đã giúp giảm chất thải trong ao nuôi. Cá góp phần cân bằng sinh thái môi trường nuôi. Từ đó tạo cho tất cả các đối tượng nuôi khác một môi trường sống thuận lợi để phát triển. Sau 3 tháng nuôi người dân đã có thể thu hoạch được tôm và cua. Đặc biệt năm 2018 cua phát triển rất nhanh và cho hiệu quả kinh tế cao.
Sau gần 6 tháng nuôi hộ thực hiện mô hình có lãi 28.570.000 đồng. Mức lợi nhuận này không cao so với nuôi tôm chuyên canh nhưng có tính ổn định và bền vững cao; môi trường nuôi lại rất ổn định; giảm rủi ro do dịch bệnh; chi phí cho các loại thuốc, hóa chất xử lý môi trường thấp. Chính vì vậy sản phẩm đảm bảo an toàn về chất lượng.
Tổng kết
Mô hình nuôi kết hợp tôm, cua và cá đối mục đã được triển khai trong nhiều năm qua. Mô hình rất thích hợp để áp dụng tại các vùng nuôi tôm gần cửa sông kém hiệu quả. Đặc biệt mô hình phù hợp với các hộ nông dân có vốn đầu tư ít. Như đã nói ở trên mặc dù mức lợi nhuận không cao nhưng có tính hiệu quả và bền vững lớn.
Vừa rồi là những thông tin về mô hình chăn nuôi kết hợp các loại thủy hải sản. Mong rằng thông tin vừa rồi sẽ là gọi ý hay giúp bà con lựa chọn mô hình phù hợp với mình. Chúc bà con sớm thành công với mô hình chăn nuôi mà mình lụa chọn.