Bệnh nấm phổi ở vịt bị gây ra bởi nấm Aspergillus, có nhiều loại nấm nhưng nấm Aspergillus flavus là phổ biến nhất. Bao tử nấm Aspergillus flavus thường phát triển trên các loại thức ăn của vịt như ngô, đậu nành, lúa. Bệnh có đặc tính là chỉ lây nhiễm qua đường hô hấp và có biểu hiện cục bộ trong đường hô hấp và túi khí.
Bệnh nấm phổi ở vịt được xem là một trong những bệnh thường gặp trong chăn nuôi vịt. Bệnh nấm phổi thường bị chuẩn đoán nhầm với những bệnh do nhiễm khuẩn, khiến dẫn đến điều trị sai cách nên không hiệu quả. Bài viết chia sẽ sau đây là những thông tin về bệnh nấm phổi ở vịt cũng như cách phòng trị bệnh nấm phổi mà người chăn nuôi vịt cần nắm rõ.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm phổi ở vịt
Bệnh nấm phổi ở vịt gây ra bởi nấm Aspergillus flavus. Bệnh trên vịt này chỉ nhiễm qua đường hô hấp và biểu hiện cục bộ trong đường hô hấp, túi khí. Chuồng trại thông thoáng kém, độ ẩm cao tạo điều kiện thích hợp cho các bào tử nấm phát triển mạnh hoặc do thức ăn bị nhiễm nấm. Bệnh có thể truyền ngay từ trong máy ấp do trứng hoặc máy ấp không bảo đảm vệ sinh. Qua không khí bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí gia cầm. Bệnh thường phát ra trên vịt con , tỷ lệ chết cao đến 50%.
Triệu chứng của bệnh nấm phổi ở vịt
- Vịt khát nước mệt mỏi, ít cử động, cổ ngoẹo vào ngực, lông xù, cánh xả, thở khó và nhanh. Khi thở vịt há miệng và vươn dài cổ, mũi chảy nước.
- Một số con bị rối loạn tiêu hóa do độc tố của nấm tiết ra gây viêm ruột, chảy máu ruột, tiêu chảy, bại liệt.
Dấu hiệu bệnh nấm phổi ở vịt
Bệnh tích chủ yếu trên phổi: phổi viêm, gan hóa, phần không viêm phồng lên đầy khí. Hạch phổi viêm to, vàng xám, mềm, cắt ngang có màu trắng.
Một số trường hợp hạch bao bọc bởi màng nhầy trắng, bên trong vôi hóa.
- Các túi khí vùng bụng, ngực có nhiều khối u hình dĩa bằng nút áo
- Xoang bụng, xoang ngực, có dịch màu đỏ đục. Dạ dày, ruột xung huyết đỏ, có khi bị chảy máu.
Hướng dẫn cách phòng bệnh nấm phổi ở vịt
- Cho vịt ăn khẩu phần cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin. Không sử dụng thức ăn hư, cũ, nhiễm nấm mốc.
- Chuồng trại phải thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ, chất độn chuồng phải định kỳ thay đổi. Việc sát trùng máy ấp, kho đựng trứng phải được làm thường xuyên, có thể sử dụng HanIodine 10% hoặc Hankon WS để sát trùng chuông trại…
- Phải vệ sinh máy ấp và máy nở, không ấp trứng vịt, gà bệnh, xông máy ấp bằng formol 40 ml/m3/24 giờ
Hướng dẫn cách điều trị nấm phổi ở vịt
Cách ly con bệnh với con khỏe, đồng thời bổ sung Vitamin A vào thức ăn cho vịt. Xử lý nguồn lây truyền bệnh là thức ăn hoặc chất độn chuồng có nhiễm nấm như: cắt thức ăn nghi ngờ bị nhiễm nấm, thay bằng thức ăn mới, thay chất độn chuồng. Dùng các loại thuốc sau điều trị cho vịt mắc bệnh:
- Cho uống hỗn hợp đường Dextrose + Đạm đơn + Giải độc gan thận + Vitamin, điện giải liên tục suốt quá trình điều trị, giúp nâng sức khỏe, giải độc, loại thải độc tố.
- Uống dung dịch CuSO4: 1g/ 2 lít nước (1/2000) trong 2 giờ/ ngày/ 3 ngày liên tục.
- Vimetatin : liều 2g/1kg thức ăn, liên tục trong 3-5 ngày.
- Nystatin 100 ppm: trộn TĂ 7-10 ngà y..
Cần chú ý: Không dùng những kháng sinh có nguồn gốc từ nấm như: Penicillin, Streptomycin,…sẽ làm bệnh nặng hơn.