Thông thường, khi nhắc đến nuôi vịt, người ta thường sử dụng các phương pháp truyền thống như nuôi vịt tại những nơi có nhiều ao hồ, chăn thả trên đồng hay các kênh rạch. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của công nghệ, người ta đã áp dụng được những mô hình chăn nuôi vịt mới vừa đảm bảo vệ sinh, vừa giúp tăng năng suất. Một trong số đó là chăn nuôi vịt trên sàn lưới nhựa. Mặc dù là mô hình mới phát triển nhưng nó đã mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định và góp phần nâng cao năng suất cho người dân. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mô hình chăn nuôi vịt trên sàn lưới nhựa cực phổ biến hiện nay nhé.
Những lợi ích chăn nuôi vịt trên sàn lưới nhựa
Nuôi vịt trên sàn lưới nhựa sẽ không cho chân vịt chạm đất lạnh nhất là vào những mùa mưa, mùa đông lạnh, để giữ cho vịt khoẻ mạnh hơn, ít bị bệnh.
Chất thải và nước vệ sinh luôn là mối lo về vệ sinh và dịch bệnh của bầy vịt; thậm chí dịch bệnh có thể phát sinh và lưu giữ ở đây. Với mô hình chăn nuôi vịt trên sàn lưới, chất thải tươi của vịt ngay lập tức rơi xuống và sẽ được làm vệ sinh gom khô hàng ngày như phân chim, hàng tuần có tổng vệ sinh khử trùng. Khi vệ sinh chuồng trại, bà con chỉ cần dùng vòi xịt thì sẽ sạch ngay. Lưới có bọc bởi nhựa nên khá tiện lợi, giúp người chăn nuôi đỡ tốn thời gian và công sức.
Vịt sống trên sàn lưới nhựa có các ô lưới không làm động phân. Vậy nên tránh được các loại vi khuẩn, tránh làm cho vịt bị bệnh.
Lưới nhựa vây quanh chuồng vịt sẽ hạn chế cho vịt chạy lung tung ra ngoài. Nhờ đó hạn chế vịt vận động để vịt béo vịt được nhiều thịt hơn.
Không gian thông thoáng từ lưới nhựa sẽ không làm vịt khó chịu mà sinh hoạt vẫn diễn ra một cách bình thường.
Ô lưới nhựa nhỏ nên hạn chế vịt bị mắc kẹt như các lưới khác.
Lưới làm từ nhựa nên không bị rỉ sét như lưới kim loại.
Kỹ thuật nuôi vịt trên sàn lưới nhựa
Về diện tích chuồng trại
Diện tích để trang trại chăn nuôi số lượng 1000 con Vịt trời các bà con cần có tổng diện tích từ 1000 m² đến 1500 m² trong đó diện tích các khu được phân bổ như sau:
- Diện tích chuồng úm cho vit troi con 1 – 3 ngày tuổi từ 18 m² – 20 m². Tỉ lệ mật độ diện tích đạt 0,018 đến 0,02 m²/con.
- Diện tích khu ở của đàn vịt từ 1 – 2 tuần tuổi từ 100m² – 120m². Tỉ lệ mật độ diện tích đạt 0,10 đến 0,11m²/con.
- Diện tích khu ở của đàn vịt từ 3 tuần tuổi trở đi từ 170m² – 200m². Tỉ lệ mật độ 0,17 đến 0,20m²/con.
- Diện tích khu ăn của đàn vịt từ 50m² đến 70m². Tỉ lệ mật độ đạt 0,05 đến 0,07m²/con.
- Diện tích ao hồ từ 500m² đến 700m²
- Diện tích sân chơi dành cho vịt trời con từ 50m² đến 70m² và sân chơi dành cho vịt trời trên 3 tuần tuổi từ 100m² đến 120m².
- Diện tích trồng cây xanh, cây ăn quả, vườn rau xanh xung quanh trang trại làm mát khu chăn nuôi, tùy điều kiện, quy mô diện tích đất từng trang trại.
- Diện tích chứa kho thức ăn 10 – 15m².
Cách thiết kế các khu vực
Chuồng trại
Chuồng trại úm vịt trời con cần cao ráo, có độ thoáng. Nhiệt độ giữ trong khoảng 24 °C – 35 °C. Bóng đèn sưởi treo cao cách mặt sàn từ 45cm đến 60cm, tỉ lệ 1,8 đến 2,5m/bóng. Cần có đường thoát nước thải khi vệ sinh chuồng trại. Đối với chuồng úm cần thiết kế tránh chó, mèo, chuột, rắn…có thể vào gây hại.
Chuồng trại nuôi vịt trời giống từ 1 đến 3 tuần tuổi cần có độ thoáng mát vào mùa nắng nóng, ấm vào mùa đông đối với khu vực phía Bắc, đặc biệt là vùng núi phía Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc Kạn…
Chuồng nuôi vịt trời có thể xây tường cách mặt nền chuồng từ 35 cm đến 50cm. Các mối liên kết được dựng bằng các cột trụ của chuồng nuôi và quây lưới xung quanh tạo độ thoáng mát, tấm lợp chuồng có thể thiết kế bằng mái che lá, tôn cách nhiệt hoặc bro xi măng tùy điều kiện của các bà con.
Ao tắm
Ao tắm cần có chỗ thoát nước. Các ao tù cần được thau nước thường xuyên để làm sạch khu tắm. Các thức ăn không nên vứt nhiều xuống ao hồ tránh làm gây ô nhiễm nguồn nước, địa điểm Vịt trời từ ao hồ lên khu sân chơi, nơi nghỉ ngơi trên mặt nước hoặc lên chuồng trại cần được thiết kế có độ thỏa rộng, tạo điều kiện đi lại thuận lợi lên xuống cho đàn vịt, nên sử dụng các loại lưới mắt bé, có nhựa bọc tránh han gỉ hoặc các giàn nẹp bằng tre, nứa…tùy điều kiện của các bà con ở các vùng miền.
Các khu vực khác
Các cây xanh trồng trong khu sân chơi, quanh khu chuồng trại tạo sự thoáng mát tự nhiên, cân bằng về không khí, môi trường.
Các khu chuồng trong trang trại đi lại thuận tiện cho việc chăm sóc và theo dõi kiểm tra đàn vịt thường xuyên.
Khu chứa thức ăn cần phải khô thoáng. Có giá kệ cách mặt nền 10 đến 15 cm để tránh việc bảo quản thức ăn bị ẩm mốc, tránh chuột bọ, các sinh vật khác sinh sống tại kho chứa thức ăn.
Nơi Vịt trời ở bà con có thể nát nền bằng xi măng, xây gạch và quây lưới xung quanh chuồng nuôi, dải chất độn chuồng khi thả Vịt.
Một số lưu ý khác
Khi dải chất độn chuồng, vật liệu phải là chất khô, xốp, có độ hút ẩm cao vì những lý do sau:
Phân vịt trời thuộc dạng lỏng. Nếu chất độn chuồng ướt sẽ làm cho nền chuồng bị ẩm ướt gây nên mùi hôi mất vệ sinh. Khi đó đàn vịt sẽ bị lạnh, ốm, có thể gây các mầm bệnh.
Vịt thích sục những nơi có nước. Khi chuồng nuôi bị ướt thì vịt sẽ sục xuống chất độ chuồng gây nên các loại các bệnh cho đàn vịt trời.