Việc nuôi vịt trong ao hồ có lẽ đã quá quen thuộc với bà con rồi. Tuy nhiên, hình thức nuôi vịt truyền thống này thường sẽ khá tốn kém trong việc đảm bảo vệ sinh và phòng các bệnh cho vịt. Hơn nữa, người dân cũng sẽ khó để kiểm soát số lượng vịt một cách hiệu quả. Ngày nay, rất nhiều gia đình đã lựa chọn mô hình nuôi vịt trong chuồng. Phương pháp này vừa đơn giản lại đảm bảo giảm thiểu dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Nếu bạn đang cần thông tin để triển khai mô hình nuôi vịt trong chuồng khép kín thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Yêu cầu khi xây dựng mô hình chuồng nuôi vịt
Để xây dựng mô hình nuôi vịt nhốt chuồng, bà con cần chú ý nhiều điểm khi xây dựng như sau:
Địa điểm xây dựng cần ở xa khu dân cư công cộng, khu vực chăn nuôi khác để không ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế dịch bệnh lây lan.
Mặt bằng xây dựng khu chuồng trại cần cao ráo để đảm bảo thoát nước tốt trong mùa mưa, không bị gió thổi vào mùa hè.
Trang trại cần xây hàng rào để cách ly với thế giới bên ngoài.
Bạn nên chọn xây chuồng theo hướng Đông để giúp thu ánh nắng vào buổi sáng và tránh nắng gắt vào buổi chiều.
Tùy vào từng điều kiện kinh tế mỗi gia đình cũng như thu nhập mà bà con có thể lựa chọn kiểu chuồng nuôi một cách phù hợp.
Kiểu chuồng nuôi phổ biến nhất và được bà con chọn lựa nhiều nhất hiện nay là kiểu chuồng mở thoáng;, không bịt kín xung quanh, thường được thiết kế gồm chuồng, sân chơi và ao bơi.
Cách xây dựng chuồng kiểu mở đơn giản
Vật liệu
Bà con có thể sử dụng khung bê tông cốt thép hoặc sử dụng; các vật liệu như tre, gỗ, mái lá để làm chuồng cho tiết kiệm chi phí.
Kích thước chuồng
Diện tích chuồng tuỳ thuộc quy mô nuôi. Khi xây dựng chuồng cần chú ý không nên xây chuồng quá hẹp vì dễ bị mưa tạt. Chiều rộng chuồng nuôi thích hợp là 10 – 12m. Chiều dài tuỳ thuộc vào số lượng vịt nuôi, nhưng phải đảm bảo mật độ thích hợp là tối đa 3,5 4 con/m.
Tường bao quanh
Tường xây 3 mặt phía trước cao 1m bằng gạch. Bên trên sử dụng khung lưới B40 để tạo độ thông thoáng. Phần mặt phía ngoài sân không xây để vịt tự do đi lại. Với chuồng đầu tư đơn giản có thể sử dụng cót ép, phên tre để che chắn thay cho tường gạch.
Mái của chuồng
Mái được lợp bằng tôn hay ngói xi măng với độ dốc 30% nếu lợp bằng các loại vật liệu như lá dừa nước hoặc rơm thì cần có độ dốc lớn hơn để nước mưa có thể thoát tốt tránh dột. Với các chuồng được lợp bằng mái tôn thì khoảng cách từ nền chuồng đến nóc tối thiểu là 3,8m.
Nền và sân chơi
Nền chuồng bằng xi măng, lát gạch. Nhưng tốt nhất là sử dụng cát với độ dày 15cm trở lên. Vì phân vịt nước nhiều nên khi sử dụng nền cát có ưu điểm là hút nước tốt làm nền khô.
Sân chơi có kích thước sân tối thiểu bằng kích thước chuồng nuôi. Có thể đổ cát để nước thấm nhanh hoặc lát gạch tàu có độ dốc 1% để không đọng nước. Nếu sân chơi nền đất dạng sân vườn có cây xanh thì diện tích sân cần rộng vì lượng phân thải ra hàng ngày của vịt không thể xịt rửa như sân lót gạch.
Phun khử trùng định kỳ
Định kỳ phun khử trùng chuồng nuôi mỗi tuần một lần. Chuồng nuôi vịt cần thoáng mát, khô ráo. Cần có hố chứa nước thải khi vệ sinh chuồng trại sau đó được xử lý bằng các chất sát trùng trước khi thải ra ngoài môi trường. Trước cổng trại, các ô chuồng phải có bể hoặc hố sát trùng.
Chú ý: Nếu mật độ cao quá làm giảm năng suất và tiểu khí hậu chuồng nuôi xấu đi. Nhưng nếu mật độ thấp sẽ không kinh tế khi sử dụng chuồng trại. Nền chuồng có thể lát gạch, xi măng + cát. Không được lát gạch hoa và đánh bóng, có thể làm nền bằng cát. Độn chuồng bằng trấu, rơm. Thường xuyên thay chất độn chuồng, tránh để chuồng có ẩm độ cao, độ dày lót chuồng từ 10-15cm. Các ô chuồng, không nên làm quá rộng, ngăn thành ô tối đa 200 con/ô.
Trên đây là những chia sẽ về kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi vịt nhốt chuồng. Để việc chăn nuôi thành công thì việc lựa chọn giống vịt tốt đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Chúc bạn xây dựng cách làm chuồng nuôi vịt hiệu quả nhé! Để đọc thêm nhiều thông tin về chăn nuôi gia cầm, bạn hãy tìm đến với chúng tôi nhé, chúng tôi sẽ trao gửi nhiều điều bổ ích cho bạn.