Đặc điểm chung của loài ngỗng
Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, ít mắc bệnh. Ngỗng chỉ ăn cỏ, ăn rau là chính, ít dùng lương thực. Nuôi trong 4-8 tháng ngỗng đã cho thu hoạch 4-7kg.
Có nhiều giống ngỗng: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao… Nếu nuôi ngỗng đàn, nên chọn ngỗng xám vằn, chân to, đi khoẻ, chịu kiếm ăn.
Ngỗng mới nở chọn con có bộ lông mịn, sáng, lỗ hậu môn gọn, khô, mắt sáng, nhanh nhẹn, ăn uống bình thường.
Nếu nuôi ngỗng cái đẻ, nên chọn con có mắt đen, to, sáng, cổ nhỏ dài, ngực gọn mình dài, bụng dưới nở nang, phao câu to, những con này mắn đẻ, ấp khéo. Đối với ngỗng đực nuôi làm giống thì chọn những con có cổ ngẩng cao, ngực nở, hai chân cao, thân mình dài cá trắm, lỗ hậu môn màu hồng.
Mô hình nuôi ngỗng con
Kỹ thuật làm chuồng
Là thời gian từ khi nở đến 30 ngày tuổi. Đây là thời gian đòi hỏi phải chăm sóc cẩn thận. Bởi vì ngỗng mới nở còn yếu, ăn uống chưa quen, khả năng thích ứng kém.
Lúc mới nở, lông ngỗng còn ướt, giữ ngỗng trong thúng hay cót quây cao 0,8-1m, dưới lót rơm mềm, trên đậy lớp vải thưa, đến khi khô lông bắt ra ràng, bắt đầu tập cho ăn uống. Thời gian ủ lông khô kéo dài khoảng 10-12 giờ.
Giai đoạn này do khả năng điều hòa thân nhiệt còn yếu nên ngỗng không chịu được lạnh, cần thường xuyên sưởi ấm cho ngỗng con. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp ngỗng con có sức đề kháng tốt.
Người nuôi nên thả ngỗng con vừa mới nở vào những quây kín cao 0,8-1m. Cần che chắn kỹ, dùng máy sưởi hoặc bóng đèn để chiếu sáng, sưởi ấm. Trong tuần đầu, nhiệt độ chuồng nuôi nên duy trì ở mức 32-35C. Các tuần sau có thể giảm dần nhiệt độ: 27-29°C vào tuần thứ hai, 25-27°C vào tuần thứ ba, 23-25°C vào tuần thứ tư.
Muốn dùng than, trấu để sưởi ấm cho ngỗng thì phải thiết kế ống thoát khói. Bởi thiếu ôxy và khí độc nên thiết kế ống khói tránh ngỗng bị ngạt chết. Một cách đánh giá ngỗng đủ ấm rất đơn giản: ngỗng sẽ nằm đè lên nhau thành từng đống nếu bị lạnh. Nếu nóng quá chúng tránh xa nguồn nhiệt, nếu đủ nhiệt độ thì ngỗng ăn và uống bình thường. Ngoài nhu cầu sưỡi ấm, ngỗng còn là loài thích hoạt động dưới ánh sáng. Người nuôi nên bật bóng đèn trong vài ngày đầu với công suất 24/24 để sưởi ấm cho ngỗng, vài tuần sau thì bật đèn 18-20h.
Thức ăn cho ngỗng con
Chuồng nuôi ngỗng con phải đảm bảo mật độ ngỗng dưới 7 ngày tuổi tối đa là 10-15 con / m²; ngỗng trên 7 ngày tuổi đến dưới 1 tháng tuổi là 6-8 con / m². Ngỗng mặc dù là loài ăn tạp nhưng thức ăn chủ yếu của nó lại là rau cỏ và không cần quá nhiều lương thực.
Trong tuần lễ đầu, ngỗng còn yếu, chưa cho ngỗng ra ngoài. Cho ăn bột ngô, gạo, mỳ… trộn với rau tươi rửa sạch thái nhỏ (ngỗng thích ăn rau diếp, xà lách). Cho ăn mỗi con 50g thức ăn tinh, 100g rau xanh mỗi ngày chia làm 4 bữa: sáng, trưa, chiều, tối (9 giờ tối), cho ăn dần từng ít một, ăn xong cho uống nước sạch ngay.
Từ ngày thứ 8 trở đi có thể thả ra bãi cỏ để ngỗng vặt cỏ ăn. Từ thời kỳ này, lượng thức ăn cho ngỗng tăng dần. Mỗi con cho ăn 70g thức ăn tinh và 120g rau cỏ xanh mỗi ngày.
Từ sau 2 tuần tuổi, giảm bớt tỷ lệ thức ăn tinh và tăng rau cỏ xanh cho ngỗng. Thời kỳ này tập cho ngỗng ăn thêm thóc, khoai băm nhỏ, đưa ngỗng chăn thả ở những bãi xa. Giai đoạn ngỗng con kết thúc khi ngỗng được 30 ngày tuổi.
Cũng do đó mà kỹ thuật nuôi ngỗng cũng khá đơn giản. Không những vậy đây là loài rất nhanh lớn vì chúng ăn nhiều mà thịt lại rất thơm ngon nữa. Nhưng điều quan trọng là nuôi ngỗng đạt được năng suất kinh tế rất cao nên được nhiều bà con áp dụng.
Lựa chọn máng ăn và máng uống
Máng thức ăn: Người ta thường rắc thức ăn lên mẹt; khay; nia; có diện tích rộng để ngỗng đứng ăn nên thức ăn rơi vãi ít hơn so với cách thức ăn rơi vãi trên nền chuồng.
Máng uống: rất quan trọng để đảm bảo luôn có nước sạch cho ngỗng uống. Ngày nay; bình uống nước tự động cũng rất phổ biến; mỗi bình có thể dùng cho 80-100 con ngỗng con và 60-70 con ngỗng lớn.
Mô hình nuôi ngỗng dò thịt
Kỹ thuật làm chuồng
Giai đoạn này, việc đầu tư hệ thống chuồng nuôi ngỗng đơn giản hơn rất nhiều. Người nuôi chỉ lưu ý một điều rằng do ngỗng là loài vật thích chạy nhảy tắm nắng nên không gian chuồng phải quây theo kiểu mở: chuồng phải thoáng; có nhiều ánh sáng và có khoảng sân rộng.
Việc xây dựng chuồng nên tận dụng các vật liệu tự có với hệ thống mái che đủ mát khi nắng mưa. Chuồng có thể xây trên khu đất cao có cây xanh che mát; nền chuồng không cần đổ bê tông. Chuồng phải quây xung quanh bằng dây thép vững chắc để ngăn ngỗng bay và chạy ra ngoài.
Trong bất cứ kỹ thuật nuôi con gia cầm nào thì hầu như chuồng trại luôn là yếu tố quan trọng. Do đây là loài vật thích ánh sáng và chạy nhảy nên bạn nên xay chuồng theo kiểu quây mở. Cụ thể, thì chuồng trại cần thoáng đãng, có nhiều ánh sáng chiếu vào và sân đủ rộng để chúng bay nhảy. Xung quanh ban quây thép gai để tránh chúng nhảy ra ngoài.
Chất độn lót chuồng là rơm, trấu, mùn cưa hay xơ dừa đều được. Trước khi lót thì bạn phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ chuồng trại và phơi khô sau đó mới mang vào sử dụng nhé! Loài vật này rất mau lớn nên kích thước máng ăn từ 45cm*60cm*2cm dùng cho 25 – 30 ngỗng con. Máng uống nước cũng phải đủ to để chúng có đủ lượng nước uống hàng ngày.
Mật độ nuôi trong chuồng
Phụ thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi hộ chăn nuôi để quy định mức độ nuôi trong đàn. Thông thường một công lao động có thể chăn thả được đàn 100- 120 con/đàn/người. Ngỗng thịt có thể nuôi chăn thả cả một đàn đông; từ vài chục con đến vài trăm con. Lứa tuổi của ngỗng trong đàn không được chênh lệch nhau nhiều để chúng lớn đều dễ chăm sóc.
Lựa chọn thức ăn
Mỗi giai đoạn như đã liệt kê ở trên cần có lượng thức ăn và dinh dưỡng phù hợp. Để ngỗng phát triển nhanh nhất và có chất lượng thịt tốt nhất. Để phòng tránh các bệnh thường gặp ở ngỗng như trên; người nuôi cần làm vệ sinh chuồng trại thật chu đáo; đảm bảo chuồng đúng tiêu chuẩn.
Các dụng cụ ăn uống cũng cần được tẩy uế sát trùng theo định kỳ thời gian; nhất là khi có dịch bệnh xảy ra. Người nuôi không nên nuôi lẫn lộn giữa vịt; ngan và ngỗng. Ðịnh kỳ; các đàn ngỗng đều phải được tiêm vaccine phòng bệnh theo các giai đoạn.