Giun mắt bồ câu là một bệnh thường xuyên xảy ra với chim bồ câu, khi mắt chúng không sạch sẽ. Sẽ tạo nên các loại kí sinh trùng dơ làm đau mắt chim bồ câu, hoặc thậm chí sẽ làm mù mắt. Khi chim bồ câu có hiện tượng như chảy nước mắt, hay mắt đỏ, thì chúng ta phải cần biết các nguyên nhân gây ra giun mắt. Mắt của chim bồ câu rất là nhạy cảm, và luôn quan trọng đối với nó. Vì thế muốn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân của bệnh này. Thì hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết dưới đây để cùng học hỏi về cách nhận biết của bệnh giun mắt ở bồ câu.
Bệnh từ giun xoắn ở bồ câu
Giun là động vật đa bào, ký sinh chủ yếu trong đường ruột của người và động vật. Trong một số trường hợp nhiễm giun, giun có thể ký sinh ở các cơ quan nội tạng khác hoặc trong máu. Ở giai đoạn trưởng thành, một con giun đũa có thể đạt kích thước lên đến 15-30cm.
Giun xoắn T. spiralis là một loại ký sinh trùng rất nhỏ, thường gây bệnh cấp tính nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng, bệnh phát triển có khi gây thành dịch nhỏ. Giun xoắn trưởng thành sống trong ruột non của vật chủ, đôi khi phát hiện chúng ở trong đoạn đại tràng. Ấu trùng giun xoắn T. spiralis di chuyển đến các cơ và thường đóng kén tại đó. Những động vật có thể nhiễm giun xoắn T. spiralis như lợn, chó, mèo, chuột thì số lượng giun xoắn trong máu và trong cơ rất nhiều.
Khi nhiễm giun xoắn T. spiralis tại mắt, hốc mắt cho thấy lồi cả hai bên, có khi một bên to, một bên nhỏ; mi mắt phù nề cả hai mi, phù lan cả lên trán, xuống má, có khi phù cả mặt; kết mạc phù cao, có khi kết mạc phòi qua khe mi; thần kinh vận động nhãn cầu bị liệt, mắt không liếc qua liếc lại được, cũng không nhìn lên nhìn xuống được; đồng tử giãn to; đáy mắt có thể thấy phù võng mạc, những chấm xuất huyết nhỏ, rải rác có vài ba đám chất tiết màu trắng hay vàng nhạt; dây thần kinh thị giác cũng có thể bị viêm.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh giun mắt
- Tác nhân gây bệnh là giun Oxyspirura mansoni (Cobvold 1879)
- Vật chủ: Bồ câu, gà, vịt, gà tây, chim cút, gà tiên.
Nhận biết giun mắt ở bồ câu
- Vị trí ký sinh: Kết mạc mắt.
- Hình thái: giun đực có kích thước: dài 8,2-16mm, rộng 350 micromet. Gai giao hợp 3-4,5mm. Giun cái có kích thước: dài 12-20mm; rộng 270-430 micromet. Trứng 50-65 x 45 micromet.
- Vòng đời: Giun có vật chủ trung gian là bọ hung Pycnoscelus, surinamensis. Giun cái sống ở kết mạc mắt, đẻ trứng, trứng theo các giọt nước mắt rơi vào môi trường tự nhiên. Bọ hung ăn phải trứng, trứng sẽ phát triển nhanh ấu trùng sau 50 ngày.
Hậu quả
Giun ký sinh gây các tổn thương ở kết mạc mắt, gây viêm nhiễm. Nếu có nhiễm khuẩn thì những kết mạc có thể viêm mủ, làm hỏng mắt chim. Việc điều trị các bệnh lý ở gia cầm như thế đôi khi gặp khó khăn vì không được xử lý ổ nhiễm KST hay đơn bào triệt để, thậm chí khi nhiễm dẫn đến kèm theo bội nhiễm vi khuẩn gây hoại tử hoàn toàn ổ mắt.
Phương pháp chữa trị
Dùng dung dịch tetramisol (2-5%) nhỏ thẳng vào mắt chim. Giun sẽ chui ra khỏi mắt. Cũng có thể dùng kẹp nhỏ lấy giun từ mắt chim.