• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
Thứ Sáu, Tháng Sáu 13, 2025
Tin Nông Nghiệp mới 247
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Chăn Nuôi
No Result
View All Result
Home Thú y Các bệnh ở gia cầm

Căn bệnh mà người nuôi vịt cần lưu ý – Bệnh bại huyết

Huyền Nguyễn by Huyền Nguyễn
21/10/2021
in Các bệnh ở gia cầm, Thú y
0
bệnh bại huyết

Bệnh bại huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rộng trên vịt, ngan.

Bệnh bại huyết ở vịt cũng rất nguy hiểm khi không được kiểm tra sớm. Nó là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường hay lây lan rộng khác các đàn vịt. Bệnh này có tỉ lệ gây tử vọng cao, luôn phải biết các nguyên nhân dẫn đến bệnh. Bệnh được lây từ gia cầm qua gia cầm theo 3 đường: qua đường hô hấp; qua đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống); qua các vết tổn thương trên da, đặc biệt là bàn chân. Muốn biết được các nguyên nhân dẫn đến nó thì hãy cùng chúng tôi theo dõi và tìm hiểu bài viết dưới đây một cách kỹ hơn nhé.

Mục Lục

  • Đặc tính của bệnh bại huyết
  • Biểu hiện của bệnh
    • Ở vịt, ngan
    • Ở gà tây
  • Bệnh tích của bệnh bại huyết
  • Chuẩn đoán dựa vào triệu chứng
  • Phương pháp điều trị bệnh bại huyết
    • Vệ sinh và sát trùng
    • Dùng kháng sinh
    • Xử lý triệu chứng
    • Tăng sức đề kháng

Đặc tính của bệnh bại huyết

Bệnh bại huyết trên gia cầm do trực khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra. Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rộng trên vịt, ngan; ít xảy ra ở ngỗng, gà tây; các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh. Bệnh thường ghép với bệnh E. coli, tụ huyết trùng gây tỷ lệ chết cao trên vịt, ngan. Trong môi trường ẩm thấp và ở nền chuồng, vi khuẩn có thể sống từ 13 – 27 ngày, vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường.

Ðối tượng: Ngoài vịt và ngỗng rất nhạy cảm với bệnh, các loài khác như ngan, gà tây, chim cút, thiên nga… cũng có thể mắc bệnh. Ngan con trong 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất. Thời gian nung bệnh thường khoảng 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết có thể đến 50%, nếu ghép với bệnh khác, tỷ lệ chết cao hơn. Ở gà tây, bệnh thường xảy ra trong giai đoạn 5 – 15 tuần tuổi.

Ðường lây bệnh: Bệnh được lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe theo 3 cách: Vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp; mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi -> nhiễm vào thức ăn, nước uống -> lây qua đường tiêu hóa; vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân.

Cơ chế gây bệnh: Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ dẫn đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể, gia cầm chết nhanh chóng.

Biểu hiện của bệnh

biểu hiện của bệnh bại huyết
Biểu hiện của bệnh rõ nhất là sưng phù đầu, cổ: nghoẹo cổ, mất thăng bằng

Ở vịt, ngan

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh gia cầm nhưng vịt, ngan con từ 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất; vịt, ngan nhỏ hơn 5 tuần tuổi thường chết trong 1- 2 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Thời gian nung bệnh thường từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết có thể đến 50 %, nếu ghép với bệnh khác, tỷ lệ chết cao hơn.

Vịt, ngan bị bệnh thường có triệu chứng như sau:

  • Tiêu chảy, phân màu xanh lá cây
  • Ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, ho nhẹ, hắt hơi
  • Sưng phù đầu, cổ; nghoẹo cổ; mất thăng bằng
  • Viêm khớp, đi lại khó khăn
  • Hay nằm ngửa, hai chân bơi chèo

Ở gà tây

Bệnh thường xảy ra ở gà tây từ 5 – 15 tuần tuổi. Gà thường có biểu hiện khó thở, buồn ngủ, lưng gù, lờ đờ và cổ bị xoắn, viêm khớp, viêm bàn chân, viêm da.

Bệnh tích của bệnh bại huyết

  • Đặc trưng nhất là sự tiết dịch có sợi huyết (fibrin) ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí.
  • Khi bệnh mới phát, bao tim trắng đục, sau đó, bao tim có nhiều fibrin, có thể viêm dính màng tim và cơ tim.
  • Gan, lách có thể sưng to, gan có thể bị bao phủ bởi một lớp fibrin trắng đục.
  • Vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh trung ương, gây viêm não.
  • Bệnh ở giai đoạn cuối, tất cả các cơ quan nội tạng đều được bao phủ bởi lớp fibrin. Ngoài ra, có thể gặp bệnh tích viêm khớp, viêm da có mủ trên gia cầm bệnh.

Chuẩn đoán dựa vào triệu chứng

chuẩn đoán bệnh bại huyết
Để chẩn đoán chính xác bệnh, cần xét nghiệm bệnh phẩm bằng phương pháp PCR.

Dựa vào triệu chứng, bệnh tích để chẩn đoán bệnh nhưng dễ nhầm lẫn với một số bệnh như E.coli, viêm đường hô hấp, dịch tả vịt.

Bảng chuẩn đoán các bệnh liên quan đến bệnh bại huyết
Đây là chuẩn đoán phân biệt một số bệnh ở gia cầm

Phương pháp điều trị bệnh bại huyết

Phương pháp điều trị bệnh bại huyết
Bệnh gây tỷ lệ chết cao nếu gia cầm mắc bệnh cùng lúc với bệnh tụ huyết trùng, E.coli

Vệ sinh và sát trùng

  • Khu chăn nuôi: Tạo hàng rào cách ly khu vực chăn nuôi với môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ, gà, vịt, chó, mèo, chuột… vào khu vực chăn nuôi.
  • Ngoài chuồng: Rắc vôi bột sung quanh chuồng nuôi và lối đi một lớp dày 1-2cm, rộng 1,5m tạo vành đai vôi bột nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh.
  • Tiểu khí hậu chuồng nuôi: Đảm bảo về mật độ nuôi, thông thoáng và đủ nhiệt độ.
  • Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Bestaquam-S liều 4-6ml/1lít nước, phun 2-3 lần/tuần.
  • Môi trường nước: Pha trộn Ecotru với nước để xử lý H2S, NH4, Nitrite liều 1kg/1000m3 nước. Đặc biệt trong chăn nuôi vịt pha Ecotru cho uống là giải pháp hữu hiệu nhất có thể giảm tới 90% mùi khó chịu.

Dùng kháng sinh

  • Kháng sinh tiêm: Dùng Nasher Quin liều: 1ml/10kg TT/ngày. Kết hợp với: Sumazinmycin liều: 1ml/5kg TT/ngày. Tiêm liên tục 1-2 mũi.
  • Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt: Dùng Nasher Tol liều: 1ml/20kg TT/ngày. Ngày tiêm một lần, liên tục 1-2 lần.
  • Kháng sinh uống: Dùng Sulteprim Oral liều 1ml/5kg TT/ngày. Hoặc Enroflon 10% Oral liều 1ml/10kg TT/ngày. Trộn thức ăn hoặc cho uống liên tục 3-5 ngày.

Xử lý triệu chứng

  • Thanh nhiệt, giải độc, chống nóng và tăng sức đề kháng: Bằng Oresol Plus+ pha 2-3g/1lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.
  • Giải độc gan – thận cấp: Bằng Productive Hepato pha 1ml/1-2lít nước uống, dùng liên tục đến khi hồi phục hoàn toàn.

Tăng sức đề kháng

  • Productive Forte: Kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng và kích thích tăng trọng pha 1ml/1-2lít nước uống.
  • Zymepro: Kích thích thèm ăn, tăng chuyển hóa và hấp thu thức ăn, pha 1g/1lít nước uống.
  • Có thể sử dụng kháng sinh, hóa dược như Ceptiofur hoặc Penicillin kết hợp với Streptomycin hoặc Sulfaquinoxaline; bổ sung vitamin; liều lượng, cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Khi hết liệu trình điều trị, cần bổ sung men tiêu hóa hoặc chế phẩm vi sinh hữu ích để cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, giúp vịt, ngan nhanh bình phục. Kết hợp với việc điều trị bệnh, cần chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm tốt, vệ sinh, khử trùng môi trường để bệnh không tái phát.

Tags: Bệnh bại huyếtBệnh gia cầmDịch bệnh gia cầm
Previous Post

Thiết kế chuồng gà chọi từ những nguyên vật liệu khác nhau

Next Post

Cẩn thận bồ câu mắc bệnh giun mắt nguy hiểm

Huyền Nguyễn

Huyền Nguyễn

Next Post
bệnh giun mắt

Cẩn thận bồ câu mắc bệnh giun mắt nguy hiểm

Please login to join discussion
  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Muộn nhất
Gà chọi

Kinh nghiệm lựa chọn đuôi gà chọi chuẩn nhất

21/10/2021
bệnh tự ăn lông

Bệnh tự ăn lông ở chim cút nhà nguyên nhân từ đâu?

21/10/2021
Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

21/10/2021
Chăm sóc gà chọi ở giai đoạn 7 tháng tuổi

Phương pháp chăm sóc gà chọi ở giai đoạn 7 tháng tuổi đúng chuẩn sư kê

20/10/2021
Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

0
Chuồng trại nuôi vịt

Hướng dẫn cách phòng và trị bệnh nấm phổi ở vịt

0
Chăm sóc vịt theo đàn

Hướng dẫn cách điều trị và phòng bệnh tụ huyết trùng ở vịt

0
Gà bị viêm đường hô hấp

Phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cho gà

0
Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

21/10/2021
Nước uống cho gà

Tổng hợp các loại nước uống cho gà chọi từ thiên nhiên

21/10/2021
Gà chọi ăn lòng đỏ trứng

Những sai lầm thường gặp khi cho gà chọi ăn lòng đỏ trứng

21/10/2021
Gà chọi

Một số lưu ý quan trọng khi chọn thức ăn cho gà chọi

21/10/2021

Thông Tin Mới

Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

21/10/2021
Nước uống cho gà

Tổng hợp các loại nước uống cho gà chọi từ thiên nhiên

21/10/2021
Gà chọi ăn lòng đỏ trứng

Những sai lầm thường gặp khi cho gà chọi ăn lòng đỏ trứng

21/10/2021
Gà chọi

Một số lưu ý quan trọng khi chọn thức ăn cho gà chọi

21/10/2021
Gà chọi

Kinh nghiệm lựa chọn đuôi gà chọi chuẩn nhất

21/10/2021
Lên cựa gà chọi

Chia sẻ cách lên cựa gà chọi kết thúc đối thủ nhanh chóng

21/10/2021
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright by sydfalk.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright by sydfalk.com