Cá trắm cỏ – một trong những loài cá nước ngọt mang lại giá trị kinh tế khá cho người nông dân Việt Nam. Loại cá này ngày càng được ưa chuộng trên thị trường nước ta, đặc biệt là các vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhờ những đặc điểm khác biệt cùng với những giá trị mà cá trắm cỏ mang lại mà loài cá này đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nông dân Việt Nam hiện nay.
Cá trắm cỏ có kích thước tương đối lớn. Với trọng lượng lớn nhất có thể lên đến 35 hoặc 40kg. Với trọng lượng thương phẩm trung bình từ 3 đến 5 kg. Khi so sánh với các loại cá khác cùng kích thước với điều kiện sinh trưởng tối ưu, tốc độ tăng trưởng của cá trắm cỏ nhanh hơn. Nhưng đối với những người dân mới bắt đầu nuôi cá, thì việc phòng bệnh là điều không thể thiếu. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu đến các bạn phương pháp phòng chống bệnh dành cho các trắm cỏ.
Bệnh trên cá trắm cỏ
Trong nuôi trồng thủy sản tại Lào Cai. Hiện nay đang phát triển mạnh nhiều hình thức nuôi, đối tượng nuôi. Tuy nhiên điều kiện khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Môi trường nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm. Bệnh trên đối tượng nuôi trồng thủy sản ngày càng xuất hiện nhiều. Trong khi đó người nuôi vẫn đang áp dụng theo kinh nghiệm là chính. Việc phòng bệnh cho cá vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm, virus phát triển mạnh trong môi trường ao nuôi gây bệnh cho động vật thủy sản, nhất là bệnh trên cá trắm cỏ.
Chủ động phòng bệnh cho cá trắm cỏ
Để chủ động phòng bệnh cho cá trắm cỏ trong giai đoạn chuyển mùa bà con cần lưu ý một số các biện pháp sau:
– Định kỳ bón vôi bột cho ao nuôi 15 ngày/lần. Liều lượng 1,5-2kg/100m3. Để ổn định pH hoặc sử dụng thuốc. Để diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng như BKC, IODIN… Với liều lượng 1 lít phòng bệnh cho 3.000-5.000m3 nước bằng cách hòa tan thuốc vào nước té đều khắp mặt ao và tăng cường sức đề kháng cho đàn cá nuôi. Bằng cách trộn Vitamin C vào thức ăn với liều lượng 3-4gr/100kg cá/ngày.
– Khi phát hiện các ao xung quanh hoặc trên đầu nguồn nước bị bệnh. Không tiến hành lấy nước vào ao và có các biện pháp cách ly. Hạn chế tiếp xúc từ để tránh lây lan dịch bệnh.
– Thường xuyên kiểm tra ao nuôi để phát hiện các dấu hiệu bất thường của cá như: Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, không bơi theo từng đàn. Cá bỏ ăn hoặc kém ăn, màu sắc trên lưng cá xám đen, bụng và các gốc vây xuất hiện các đốm đỏ. Thì phải có biện pháp trị bệnh cho cá cụ thể như sau:
Ngoài các biện pháp phòng bệnh trên cần phải thay 1/3lượng nước ao nuôi. Cho cá ăn kháng sinh Tetracyline, Amoxiline (Trộn vào thức ăn). Liều lượng 4-6gr/100kg cá/ ngày cho ăn 5-7 ngày liên tục. Duy trì mực nước trong ao 1,2-1,8m, độ trong từ 30-40cm và nước có màu xanh nõn chuối hoặc màu xanh vỏ đỗ xanh. Để tạo môi trường tốt nhất cho cá phát triển.
Lời kết
Trong bài viết này chúng tôi hướng dẫn các bạn về phương pháp phòng bệnh cho cá trắm cỏ hiểu quả nhất. Nếu như bạn đang nuôi cá trắm cỏ. Thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Nhưng bạn hãy làm theo đúng những quy tắc bên trên. Thì mới đạt được hiểu quả tốt nhất. Các bạn có thể tìm thêm một số bài viết về phòng bệnh ngay tại đây.