Để nâng cao sản lượng, hiệu quả kinh tế, hạn chế rủi ro trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng, các bạn cần lưu ý một số vấn đề kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp cần biết. Ngoài những kỹ thuật nuôi tôm được học một cách bài bản ra thì các bạn cần chú ý những căn bệnh mà tôm thẻ chân trắng thường mắc phải. Những căn bệnh này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng của mẻ tôm trong thời gian thu hoạch. Có những căn bệnh nặng sẽ khiến hàng loạt tôm tử vòng, điều này sẽ thiệt hại rất nặng nề về kinh tế trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp phòng ngừa căn bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng.
Nguyên nhân gây bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng khi mắc bệnh gan tụy có thể gây tử vong 100%. Nếu không nắm được nguyên nhân, lý do gây bệnh và xác định tình trạng nhiễm bệnh của tôm. Thì rất khó để kịp thời xử lý khi tôm bệnh.
Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Tôm mắc bệnh có thể sẽ chết hàng loạt chỉ sau 10 ngày. Vi khuẩn truyền miệng, sống tại đường tiêu hóa và sản sinh các độc tố phá hủy mô. Lý do mắc bệnh có thể đến từ dinh dưỡng, hóa chất sử dụng và do vi sinh vật trong nước ao. Nếu không kiểm soát chặt chẽ các yếu tố trên. Thì bệnh có nguy cơ bùng phát và gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho cả vụ nuôi. Bà con cần lưu ý kiểm soát những yếu tố này và có biện pháp phòng ngừa để tôm không bị bệnh.
Bệnh hoại tử gan thường xuất hiện vào mùa nắng. Những ao có photpho cao, thức ăn dư thừa tích lũy lại hay do sử dụng các hóa chất gây tổn hại đến tôm, gan chịu gánh nặng quá nhiều.
Triệu chứng bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng
Gan trắng: Tôm thẻ mắc bệnh có gan tụy teo, có màu nhạt đến màu trắng. Ruột tôm rỗng và không có thức ăn hay bị đứt đoạn, tôm mềm vỏ và tỷ lệ chết cao.
Gan teo: Khối gan tụy chai lại, khó bóp vỡ. Có màu đen và khi lấy ngón tăn thì gan dai không vỡ. Khi chết ruột tôm rỗng, tôm chết rải rác.
Gan đen: Gan tôm có màu đen, nguyên nhân có thể do dư lượng thuốc hoặc các tế bào giải độc gan chết.
Gan đỏ: Do gan chịu nhiều áp lực, có vi khuẩn, viêm, hệ miễn dịch suy yếu.
Gan vàng: Rối loạn chuyển hóa, không đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Nhũn gan: Gan dễ vỡ, màu vàng nhạt, gan tôm dễ vỡ. Tách ra khỏi người sẽ không còn nguyên khối. Tôm bị nặng sẽ bơi lòng vòng, búng trên mặt nước.
Phương pháp phòng ngừa bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng
Chọn giống từ các trại giống có nguồn gốc rõ ràng, giống chất lượng và sạch bệnh. Thả tôm với mật độ hợp lý, cung cấp đầy đủ oxy để nuôi tôm hiệu quả.
Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng và đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung thêm khoáng và vitamin để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Sử dụng men vi sinh Biolin bổ sung vào thức ăn của tôm. Tôm phát triển đồng đều, hỗ trợ lột xác và phát triển khỏe mạnh, ruột gan đẹp, to, không nhợt nhạt.
Quản lý tốt môi trường nước ao nuôi. Không để các chất thải hữu cơ quá nhiều gây tồn đọng khí đọc ảnh hưởng đến gan tụy. Thường xuyên sử dụng men vi sinh Biolin để ổn định chất lượng nước, xử lý chất thải. Kiểm soát tảo, gia tăng oxy hòa tan, không để đáy ao sinh nhiều khí độc. Định kỳ diệt khuẩn với men vi sinh Biolin để hạn chế các vi sinh vật có hại.
Trong quá trình nuôi cần thường xuyên kiểm tra, tránh trường hợp rách bạt khi gió to. Một yếu tố quan trọng khi nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà bạt là cần chuẩn bị nhiều thiết bị quạt nước và thời gian chạy quạt phải đảm bảo cung cấp đủ ôxy trong quá trình nuôi. Nếu như các bạn quan tâm đến những bài viết về phương pháp phòng ngừa bệnh thì các bạn có thể tìm ngay tại đây.