Gà cắn mổ nhau là tình trạng thường gặp ở gà thịt nuôi nhốt chuồng. Các nông hộ nên sớm nhận biết và khắc phục tình trạng này để hạn chế tối đa thiệt hại. Bởi, gà cắn mổ nhau sẽ khiến lông bị rụng, gà xấu mã. Như vậy, khi bán gà thịt sẽ không được giá cao. Hơn nữa, để gà cắn mổ nhau lâu ngày sẽ gây nên tình trạng còi cọc, chậm lớn, thậm chí là gà bị chết. Dưới đây, các chuyên gia của chúng tôi sẽ phân tích nguyên nhân gà cắn mổ nhau. Bên cạnh đó là giải pháp khắc phục tình trạng cắn mổ nhau ở gà.
Đôi điều về tình trạng gà cắn mổ nhau
Hiện tượng cắn mổ nhau thường bắt đầu bằng việc mổ lông, mổ ngón chân, mổ mào, mổ đuôi và đặc biệt mổ hậu môn của nhau. Khi một con vật bị chảy máu, bị thương tích thì kích thích đồng loại tập trung vào việc mổ cắn vào vết thương và từ đây bùng nổ hiện tượng cắn mổ nhau ở cả đàn.
Hiện tượng gà cắn mổ nhau là hiện tượng người chăn nuôi thường gặp khi chăn nuôi gà cả công nghiệp lẫn chăn nuôi bán công nghiệp, nhất là khi ngày nay diện tích chăn nuôi ngày càng thu hẹp chăn nuôi công nghiệp với mật độ cao nên hiện tượng gà cắn mổ nhau xảy ra thường xuyên hơn, người chăn nuôi cần phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Hiện tượng cắn mổ nhau nếu không được phát hiện sớm và khống chế ngay từ đầu thì sau đó rất khó kiểm soát và người nuôi phải trả giá đắt vì gà chậm lớn, tỷ lệ chết cao, phẩm chất thịt kém, mẫu mã gà xấu khó được thị trường chấp nhận.
Vì sao gà cắn mổ nhau?
Cắn mổ nhau được xác định do 3 nguyên nhân chính là do di truyền, tập tính; do các yếu tố về môi trường và quản lý và do chăm sóc nuôi dưỡng. Rất khó xác định nguyên nhân nào là chủ yếu, sau đây là những nguyên nhân đã được tổng kết:
Do mật độ đàn lớn
Hiện tượng cắn mổ nhau thường xảy ra ở đàn có mật độ lớn, thực tế đã cho thấy mật độ nuôi càng lớn tỷ lệ cắn mổ nhau càng nhiều, tỷ lệ nuôi hợp lý để đàn gà phát triển tốt từ 7 – 9 con/m2. Chuồng nuôi và không gian chuồng chật chội, hạn chế tập quán bới tìm và làm tổ gây hiện tượng cắn mổ nhau.
Nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng
Cắn mổ nhau cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ chuồng quá nóng. Thời tiết hay nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng gà càng bức bối và trở lên hung giữ hơn vì vậy cần đảm bảo chuồng nuôi thông thoáng và nhiệt độ thích hợp cho gà sinh trưởng
Quá sáng: Ánh sáng rất cần thiết trong chuồng nuôi tuy nhiên ánh sáng quá mạnh và kéo dài sẽ làm gà căng thẳng hơn, kích thích hiện tượng cắn mổ nhau.
Không đảm bảo thức ăn và nước uống
Thức ăn và nước uống: thiếu thức ăn và nước uống hay thiếu không gian của máng ăn và máng uống, trong tình trạng này gà phải đánh nhau để tranh giành thức ăn và nước uống, những con yếu dễ bị thương tích; máu và vết thương là yếu tố kích thích sự bùng nổ hiện tượng cắn mổ nhau ở cả đàn.
Khẩu phần mất cân bằng: Có thể giàu năng lượng, thấp xơ, có thể thiếu protein, mất cân đối axit amin và thiếu một số chất dinh dưỡng khác như vitamin, chất khoáng, các nguyên tố vi lượng.
Trộn lẫn gà có tuổi khác nhau hay có những đặc điểm ngoại hình khác nhau vào chung một đàn, những đặc điểm này kích thích “tính tò mò” của gà, dẫn đến gà mổ cắn nhau.
Trong đàn có những con gà què, bị tàn tật hay thương tích, những con gà này vừa là nạn nhân vừa là nhân tố kích thích sự mổ cắn nhau. Gà có tính dữ: không cắt mỏ cho gà.
Làm sao để phòng ngừa tình trạng gà cắn mổ nhau?
Căn cứ vào các nguyên nhân trên, các biện pháp ngăn ngừa sự bùng nổ của hiện tượng cắn mổ nhau được khuyến cáo như sau:
Điều chỉnh mật độ chuồng nuôi
Để khắc phục hiện tương gà cắn mổ nhau người chăn nuôi cần chú ý điều chỉnh mật độ chăn nuôi gà phù hợp, đảm bảo chuồng trại chăn nuôi gà phải thông thoáng, hạn chế ánh nắng trực tiếp chiếu vào trong trại gà quá lâu và trong những thời điểm nắng quá gay gắt, nhiệt độ ngoài trời nắng nóng.
Người chăn nuôi cũng nên kiểm tra chất lượng thức ăn thường xuyên, đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho đàn gà, nhất là trong giai đoạn mọc lông của đàn gà, khi gà hậu bị đang thay lông và giai đoạn gà đẻ trứng cho năng suất cao.
Đảm bảo đủ nước uống
Ngoài ra người chăn nuôi cũng cần cung cấp đầy đủ nước uống sạch sẽ cho đàn gà. Tốt nhất nên cắt mỏ gà đẻ nuôi công nghiệp trước thời gian đẻ từ 2 tới 3 tháng để đảm bảo đàn gà luôn khỏe mạnh. Và không xảy ra hiện tượng cắn mổ nhau.
Thực hiện cắt mỏ gà
Gia cầm bị hấp dẫn bởi máu và vết thương, do vậy cần nhanh chóng loại bỏ khỏi đàn những con bị thương. Hàng rào của chuồng nuôi không được có các vật sắc nhọn làm rụng lông, rách da. Hay gây các thương tích khác.
Cắt mỏ: Cắt mỏ là biện pháp phổ biến để ngăn ngừa hiện tượng cắn mổ nhau ở gà. Cắt mỏ cần được thực hiện bởi những kỹ thuật viên có tay nghề. Nên dùng dao nhiệt để tránh chảy máu hoặc dùng máy cắt tự động (máy có thể cắt 1.500 gà con/giờ. Nhiệt độ lưỡi dao cắt 600-800oC). Gà nuôi thịt cắt mỏ lúc 10 – 12 ngày tuổi, gà hậu bị trứng cắt lúc 7-8 tuần hay 12-16 tuần. Tránh tiêm phòng hay gây những stress khác 1 tuần trước và 2 tuần sau khi cắt mỏ.
Biện pháp khắc phục tình trạng cắn mổ nhau
Khi đàn gà gia đình bạn nuôi xảy ra hiện tượng cắn mổ nhau mà lúc này bạn chưa thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng này,lúc này cần có giải pháp can thiệp tổng hợp cho đàn gà.
Tách con bị cắn mổ khỏi đàn
Bước đầu tiên bạn nên cách ly đàn gà nhanh chóng, những con gà cắn mổ nhau phải được cách ly ra khỏi đàn. Sau đó sử dụng thuốc Xanh Methylen để bôi vào trên vết thương của con gà. Nhằm phòng tránh trường hợp con gà tiếp tục bị mổ. Pha thêm Catosal cho gà uống với liều 1cc/2 lít nước. Cho gà uống liên tục khoảng 3 ngày và chú ý làm chuồng trại thông thoáng hơn. Điều chỉnh mật độ, nhiệt độ, ánh sáng. Hạn chế những tác động khiến đàn gà bị xáo trộn.
Riêng những trang trại chăn nuôi nhỏ người chăn nuôi có thể sử dụng rau xanh được rửa thật sạch. Bó lại thành từng bó treo quanh trang trại để gà ăn rau. Và không còn cắn mổ nhau nữa, bổ sung thêm khoáng vào khẩu phần ăn. Trộn Lysine cùng với Methionine vào trong thức ăn của đàn gà. Tăng hàm lượng đạm trong thức ăn lên. Duy trì tới khi đàn gà ổn định là được.
Khắc phục các yếu tố khác
Cuối cùng người chăn nuôi đừng quên kiểm tra máng ăn, máng uống cẩn thận. Đảm bảo cung cấp đủ lượng thức ăn, nước sạch và mát cho đàn gà nhé.
Việc phân biệt hiện tượng cắn mổ do mật độ nuôi và môi trường hay do thức ăn và dinh dưỡng. Đây là việc rất khó. Có ý nghĩa rất quan trọng trong qui trình phòng ngừa và can thiệp khi hiện tượng cắn mổ xảy ra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế ta có thể phân biệt thông qua một số điểm sau:
Hiện tượng cắn mổ do mật độ nuôi và môi trường thường xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà. Gà cắn mổ nhau vào thời điểm nhiệt độ chuồng tăng cao (khoảng từ 10 giờ đến 15 giờ mỗi ngày), sáng sớm và chiều tối hầu như không xảy ra.
Hiện tượng cắn mổ do thức ăn và dinh dưỡng thường xảy ra lúc gà mọc lông, thay lông. Và giai đoạn gà đẻ cho năng suất cao. Gà cắn mổ nhau có thể xảy ra từ sáng sớm đến chiều tối. Và tỷ lệ tăng dần khi nhiệt độ trong chuồng tăng cao. Kèm theo hiện tượng gà mổ trứng.
Tạm kết
Cắn mổ nhau là một hiện tượng phổ biến trong chăn nuôi gia cầm tập trung. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay cả khi đàn gia cầm được quản lý tốt. Tuy nhiên những biện pháp ngăn ngừa trên được đặt ra một cách chặt chẽ. Và nghiêm túc thì sẽ hạn chế được hiện tượng này.
Hy vọng những kiến thức và giải pháp phòng ngừa trên của chúng tôi có thể giúp người chăn nuôi chăn nuôi gà hiệu quả. Ngăn chặn tận gốc hiện tượng gà cắn mổ nhau. Hạn chế thiệt hại, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi . Chúc người chăn nuôi thành công.