Bệnh tụ huyết trùng là được xem là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi khuẩn tụ huyết trùng gây ra. Bệnh tụ huyết trùng có tỷ số ở mức cao, bệnh có thể ghép với bệnh suyễn, đóng dấu lợn, bệnh phó thương hàn và cả dịch tả lợn.
Trong cơ thể lợn khỏe mạnh vẫn có vi khuẩn tụ huyết trùng, chúng thường tập trung ở niêm mạc đường hô hấp. Khi có tác động bất lợi như thời tiết thay đổi đột ngột, hay lợn chuyển đàn và chế độ dinh dưỡng kém,… thì vi khuẩn tụ huyết trùng sẽ phát triển thành bệnh. Bệnh lây truyền trong đàn qua đường hô hấp hoặc khi lợn có tiếp xúc với các chất thải hay dụng cụ dùng trong chăn nuôi có mang mầm bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở lợn
- Bệnh do vi khuẩn tụ huyết trùng Pasteurella multocida gây ra, xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ đông xuân có độ ẩm cao, chuồng trại ẩm thấp. Bệnh lây lan qua thức ăn, nước uống và không khí.
- Vi khuẩn gây bệnh thường có sẵn trong cơ thể, chuồng nuôi, khi gặp điều kiện thuận lợi vi khuẩn nhân lên và gây bệnh.
- Lợn thường hay mắc bệnh trong thời gian từ 3 – 8 tháng tuổi (thời kỳ vỗ béo).
Bệnh qua các đường: lây lan qua đường tiêu hoá và hô hấp; lây trực tiếp từ gia súc ốm, chết; lây gián tiếp qua dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, thức ăn, nước uống…
Triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở lợn
- Lợn sốt cao 41 – 42 độ C, bỏ ăn đột ngột, mắt đỏ, kèm theo ho chảy nước mũi, miệng sùi bọt mép màu hồng, lợn mắc chứng ho.
- Con vật phù thũng da nổi mụn đỏ, tai tím tái, vùng da mỏng xuất huyết, tụ huyết.
Dấu hiệu của bệnh tụ huyết trùng trên lợn
Thể cấp tính
- Xoang ngực, xoang bao tim và xoang phúc mạc tích nhiều nước.
- Phổi viêm nặng, màu đỏ sẫm do tụ huyết và xuất huyết. Phổi bị xơ hóa có nhiều điểm hoại tử, màng phổi viêm dính vào lồng ngực.
- Các hạch ở hầu họng và hạch màng treo ruột sưng to và tụ huyết.
- Tụ huyết, xuất huyết ở nhiều cơ quan bên trong.
- Thận ứ máu đỏ sẫm, mổ ra có máu cục, lá lách sưng to, tụ huyết.
Thể mãn tính
- Heo thường rất gầy. Phổi viêm với nhiều tổ chức xơ hóa, có thể có ổ hoại tử bã đậu.
- Có hiện tượng viêm khớp có mủ, gây đau chân và đi lại khó khăn.
Hướng dẫn cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở lợn
- Giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, thực hiện chế độ tiêu độc, khử trùng triệt để bằng Haniodine 10%, Hankon hoặc Hanmid.
- Cung cấp nước uống và thức ăn sạch sẽ cho lợn.
- Tuyệt đối không mua lợn mắc bệnh về.
- Cải thiện điều kiện chăn nuôi, hạn chế bụi, độ ẩm trong chuồng…
- Tiêm phòng vắc xin Tụ Dấu cho lợn vào thời điểm 20 ngày tuổi, theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Hướng dẫn điều trị bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Dùng một trong các loại kháng sinh sau để điều trị bệnh:
- Han-Clamox tiêm 1ml/ 20kgTT, ngày một lần, liên tục 3-5 ngày
- Hanstapen tiêm 1ml/ 25kgTT, ngày một lần, liên tục 3-5 ngày
- Linspec 5/10 tiêm 1 ml/10kgTT, ngày một lần, liên tục 3-5 ngày
- Ampi-kana 1g/30kgTT, ngày một lần, liên tục 3-5 ngày
Ngoài ra, có thể tiêm thuốc giảm sốt HanalginC, Multyvit forte, trợ tim bằng Cafein… Kết hợp vệ sinh tốt chuồng trại theo định kỳ bằng Haniodine 10%, Hankon.