Vịt là loài thủy cầm lớn nhanh, săn mồi tốt, ít bệnh tật, có giá trị kinh tế rất quan trọng trong việc cung cấp thịt, lông và trứng, đặc biệt là thịt. Với việc nuôi vịt thịt đúng kỹ thuật, người nuôi chỉ sau 2 tháng rưỡi là đã có thể xuất chuồng với trọng lượng 2,5-3 kg, rút ngắn thời gian nuôi và thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo kích cỡ của trang trại. Vịt thịt là hướng đi kinh tế mới của nhiều nông dân, việc chọn vịt lấy thịt phải đáp ứng các tiêu chí chung về kích cỡ, độ dẻo và khả năng ăn. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin để chăm sóc gia cầm hiệu quả qua bài viết sau.
Cách chăn nuôi và chăm sóc vịt nuôi thịt đạt năng suất và hiệu quả cao
Chọn giống cho vịt nuôi thịt
Để có được một con giống tốt đáp ứng được yêu cầu sản xuất, vịt giống phải có đặc tính di truyền là khả năng tăng trọng cao, chất ượng thịt tốt, tức là vịt con được sinh ra từ đànbố mẹ phải có các phẩm chất trên. Vịt con đạt tiêu chuẩn khi mới nở rốn khô, lông mượt, chân mỏ no bóng, nhanh nhẹn, có thể trọng từ 45g trở lên, loại bỏ con dị tật hở rốn…
Thiết kế chuồng trại cho vịt nuôi thịt
Chuồng chăn nuôi vịt công nghiệp có thể dùng nền sàn hoặc nền xi măng được lót bằng trấu hay rơm và tuỳ vào điều kiện chăn nuôi của mỗi nơi. Mật độ chuồng trại phải đạt 7 – 10cm/m2 đối với vịt con từ 1-3 tuần tuổi. nên phân loại vịt ra thành từng lô, mỗi lô từ 150-200 con; 5con/m2 đối với vịt trên 4 tuần tuổi. Chuồng phải có diện tích sân chơi bằng 2 lần diện tích chuồng và liền với ao hồ. Diện tích ao hồ bằng 2 lần diện tích sân chơi để vịt tắm và vệ sinh lông.
Máng ăn: Có thể dùng máng dài đảm bảo 10-14cm/con. Hoặc dùng một nia đường kính 0,8m dùng cho 50 vịt từ 1 – 3 tuần tuổi và 40 vịt trên 4 tuần tuổi. Máng uống: Có thể dùng máng dài đảm bảo 3cm/con. Hoặc dùng thau nhựa có đường kính 0,3m. Dùng cho 50 vịt từ 1 – 3 tuần tuổi và dùng cho 40 vịt trên 4 tuần tuổi.
Chiều cao của máng uống ngang lưng vịt với độ sâu đủ để ngâm mỏ vịt. Để máng ăn, máng uống ở nơi riêng để chỗ vịt nghỉ ngơi luôn khô ráo. Đối với chuồng nuôi yêu cầu lớp độn chuồng (trấu, rơm) dày từ 5 – 10cm.
Chuồng phải được dọn sạch sẽ và tẩy uế chuồng, sát trùng nền, tường, trần bằng thuốc sát trùng hoặc dung dịch formol 2%. Chất độn chuồng được sát trùng bằng dung dịch formol 2% và để trống chuồng từ 7 – 14 ngày.
Kỹ thuật chăm sóc vịt thịt
Trước khi bắt vịt về, chuồng phải được sưởi ấm trước đó từ 3 – 5 tiếng đồng hồ. Sau khi vịt nở 12 tiếng đồng hồ nên cho vịt uống nước sôi để nguội.
Nhiệt độ chuồng nuôi: Vịt từ 1 – 3 ngày tuổi; nhiệt độ yêu cầu từ 36 – 38OC, từ ngày thứ 4 mỗi ngày giảm 1OC cho đến khi đạt nhiệt độ chuồng là 20 OC (nhiệt độ đo trên đầu vịt). Độ ẩm duy trì khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Chế độ chiếu sáng: 2 tuần đầu duy trì chế độ chiếu sáng 24/24 giờ, sau đó giảm xuống 18/24 giờ. Cường độ ánh sáng: với vịt 1 – 10 ngày 2W/m2 (bóng đèn tròn), trên 10 ngày 0,5W/m2 (bóng đèn tuýp). Ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, ban đêm thắp đèn.
Chế độ ăn và thức ăn cho vịt thịt
Thức ăn của vịt nuôi công nghiệp
Vịt giai đoạn từ 1 – 3 tuần thức ăn dùng là cám Con Cò C26
Vịt từ 4 – 7 tuần thức ăn dùng là cám Con Cò C63A.
Vịt từ 8 tuần tuổi đến giết thịt dùng thức ăn Con Cò C63B.
Thức ăn của vịt nuôi bán công nghiệp
Vịt nuôi kết hợp với thả đồng thì thức ăn Con Cò C662 và Con Cò C663. Vịt từ 1 – 3 tuần tuổi dùng cám Con Cò C662. Vịt từ 4 tuần tuổi đến giết thịt dùng cám Con Cò C663.
Đối với nước uống đảm bảo cho vịt luôn đủ, sạch và mát. Để đảm bảo an toàn cho vịt yêu cầu bà con chăn nuôi làm tốt công việc sau:
Vịt từ 1-4 ngày tuổi: Cho vịt uống nước có pha thuốc B1; Bcomplex để phòng bệnh hô hấp và tiêu hoá.
Vịt từ 7 – 14 ngày tuổi: Tiêm phòng dịch tả vịt lần 1.
Vịt được 21 ngày tuổi tiêm phòng tụ huyết trùng lần 1.
Vịt được 28 ngày tuổi tiêm phòng tụ huyết trùng lần 2.
Vịt được 56 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả vịt lần 2 và H5.
Trên đây là toàn bộ quy trình chăn nuôi vịt thịt công nghiệp và bán công nghiệp dùng thức ăn gia súc
Kết luận
Bài viết Vịt thịt: Kỹ thuật chăm sóc để đạt hiệu quả kinh tế. Đã cung cấp cho bà con đầy đủ thông tin từ cách chọn giống; làm chuồng đến khâu nuôi dưỡng, phối trộn thức ăn… Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích để bà con áp dụng chăn nuôi. Mang lại năng suất tốt nhất, gia tăng hiệu quả kinh tế.