Bệnh viêm đường hô hấp ở chim bồ câu xảy ra quanh năm. Nó đặc biệt nặng nhất là vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm là luôn luôn bị,bệnh thường xuyên tái phát khi sức khoẻ chim bồ câu giảm sút do thay đổi thời tiết, đều kiện khí hậu hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém chất lượng ở người nuôi. Môi trường sống của chim bồ câu cũng là một yếu tố quan trọng cho chim. Vì thế hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và theo dõi bài viết dưới đây sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về loại bệnh này.
Các tác nhân gây bệnh
Đến nay, người ta đã phân lập, đặt tên và định typ được 19 chủng thuộc Mycoplasma gây bệnh cho các loài gia cầm như gà, gày tây, ngỗng, vịt và bồ câu. Trong số đó có 3 chủng gây bệnh được phân lập từ bồ câu là: Mycoplasma columbinasale; M. columbinum và M. columborale; (Harry W. và Yoder J. 1991).
Ðến nay người ta đã phân lập, đặt tên được 19 chủng thuộc Mycoplasma. Có 3 chủng gây bệnh được phân lập từ bồ câu là: Mycoplasma columbinasale; M. columbinum và M. columborale. Mycoplasma là vi sinh vật có kích thước nhỏ trung gian giữa vi khuẩn và virus, khoảng 0,2 – 0,5 micromet; Bắt màu hồng khi nhuộm Giemsa; Có thể nuôi cấy trên một số môi trường đặc biệt và khuẩn lạc mọc chậm sau 10 – 15 ngày.
Viêm đường hô hấp là gì
Đường hô hấp trên là cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí. Chính vì vậy, đây là bộ phận phải “chịu đựng” mọi điều kiện của môi trường bên ngoài như bụi, lạnh, nóng, hơi độc, các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc,… Vì thế, tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp trên chiếm phần lớn hơn so với các bệnh dịch về hô hấp khác.
Mycoplasma xâm nhập vào cơ thể chim qua niêm mạc đường hô hấp như niêm mạc mũi và phế quản khi hít thở không khí có mầm bệnh. Từ niêm mạc, Mycoplasma tiến đến các hạch lâm ba đường hô hấp như hạch hầu, hạch phổi, phát triển ở đó rồi vào các phế nang. Chim khoẻ, được nuôi dưỡng tốt, trong các điều kiện sinh thái thích hợp thì mầm bệnh không gây tác hại rõ rệt, chỉ tồn tại trong trạng thái mang trùng của chim. Khi các điều kiện sinh thái thay đổi, có các yếu tố stress làm giảm sức đề kháng của chim thì Mycoplasma bắt đầu gây ra các biến đổi bệnh lý đường hô hấp của chim.
Virut lây lan qua đâu?
Virut xâm nhập vào cơ thể bồ câu quan niệm mạc đường hô hấp từ bồ câu bệnh sang bồ câu khẻo một cách trực tiếp. Mặt khác bồ câu khoẻ cũng có thiết bị nhiễm virut do hít thở không khí bị nhiễm mầm bệnh. Virut phát triển ở niêm mạc mũi, thanh quản và khí quản, xâm nhập vào các hạch lâm ba khí quản và phổi.
Do tác động virut, niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, loét và chảy dịch nhày trắng hoặc vàng xám. Một số loài vi khuẩn có sãn ở đường hô hấp sẽ phối hợp làm cho hiện tượng viêm nặng hơn. Đó là các Mycoplasma columborale, Pasterella multocida, liên cầu Streptococcus beta-hemolysin và tụ cầu Staphilococcus betahemolitic. Virut cũng tác động đến niêm mạc ruột gây ra hiện tượng viêm ruột và ỉa chảy.
Bồ câu bị bệnh ở hai thể:
- Thể cấp tính: thường thấy ở chim non với các triệu chứng điển hình như chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Sau đó, miệng và mũi chim viêm hoại tử, có màng giả, chảy dịch nhày trắng, vàng xám. Chim bị chết với tỷ lệ sau 7-10 ngày.
- Thể mãn tính: thường ở chim trưởng thành; các triệu chứng nhẹ hơn. Một số chim không thể hiện các triệu chứng lâm sàng; nhưng trở thành vật mang trùng và truyền bá mầm bệnh trong tự nhiên.
Cơ chế gây bệnh
Mycoplasma có thể xâm nhập vào cơ thể chim qua niêm mạc đường hô hấp. Như niêm mạc mũi và phế quản khi hít thở không khí có mầm bệnh. Từ niêm mạc, vi khuẩn tiến đến các hạch lâm ba đường hô hấp như hạch hầu, hạch phổi, phát triển ở đó rồi vào các phế nang. Ðối với những con chim khỏe, được nuôi dưỡng tốt. Trong các điều kiện sinh thái thích hợp thì mầm bệnh không gây tác hại rõ rệt. Chỉ tồn tại trong trạng thái mang trùng của chim. Khi các điều kiện sinh thái thay đổi, cùng với đó là các yếu tố stress làm giảm sức đề kháng của chim. Thì Mycoplasma bắt đầu gây ra các biến đổi bệnh lý ở đường hô hấp.
Dấu hiệu của bệnh
Chim bệnh có các dấu hiệu đầu tiên như chảy nước mũi, nước mắt, ăn kém; sau đó xuất hiện thở khó, thở nhanh… Hiện tượng này tăng dần và chim gầy dần, giảm tăng trọng rõ rệt. Các trường hợp cấp tính chim sẽ chết sau 10-15 ngày và thường thấy ở chim non 1-4 tháng tuổi. Chim bị bệnh mãn tính, thời gian hành bệnh kéo dài hàng tháng với các triệu chứng thở khó, gầy rạc. Các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thứ phát do các liên cầu (Streptococcus) tụ cầu (Staphilococcus) và Heamophilus spp chim bị viêm phế quản phổi nặng và chết nhanh sau 10-12 ngày.
Mổ khám chim bệnh, thấy bệnh tính tập trung ở đường hô hấp, phổi tụ máu, có dịch nhày trong các phế quản và phế nang; hạch phổi sưng thũng có tụ huyết rõ rệt. Bệnh thường thấy ở bồ câu trong điều kiện chăn nuôi nhốt và tập trung; không khí nóng ẩm hoặc lạnh ẩm làm giảm sức đề kháng của chim.
Bồ câu nội rất ít thể hiện bệnh viêm đường hô hấp mãn tính; mà thấy bệnh xảy ra ở các giống bô câu thịt, bồ câu cảnh nhập nội, chưa thích nghi với các điều kiện sống mới. Bệnh thường thấy ở bồ câu non từ 1-6 tháng. Bồ câu trưởng thành có sức đề kháng với bệnh.
Chẩn đoán bệnh viêm đường hô hấp
- Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ theo các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích thể hiện ở bộ máy hô hấp như thở khó, gầy yếu và suy nhược dần để chẩn đoán.
- Chẩn đoán vi sinh vật và huyết thanh: Phân lập mầm bệnh từ bệnh phẩm qua các môi trường nuôi cấy; làm các phản ứng huyết thanh học như ngưng kết trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định bệnh.
Phương pháp điều trị
Hiện nay, có nhiều loại kháng sinh có thể dùng điều trị bệnh Mycoplasmosis ở gia cầm và chim trời. Như Streptomycin, erytromycin, chlormphenicol, kagnamycin, tylosin, spectinomycin. Nhưng hai loại kháng sinh sau đây được điều trị rộng rãi và cho hiệu quả cao là:
- Tylosin: dùng liều 10mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt. Hoặc dùng liều 1g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3-5 ngày.
- Tiamulin: dùng liều 15mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt. Hoặc dùng liều 2g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3-5 ngày.
Cần cho chim uống hoặc trộn thức ăn các loại vitamin B1, C, A, D, E để tăng sức đề kháng.