Bệnh Parvovirus gan tuỵ (HPV) ở tôm he là bệnh do vi rút HPV gây ra. Bệnh khiến tôm thường ít ăn hoặc bỏ ăn, chúng bơi lờ đờ, hoạt động yếu và rất dễ bị sinh vật bám ký sinh ở trên vỏ và các phần phụ khác. Tác nhân gây bệnh này ở tôm he là nhóm Parvovirus. Virus sẽ ký sinh trong nhân tế bào gan tuỵ, biểu bì ruột trước của tôm. Bệnh HPV được phát hiện lần đầu tiên ở Mỹ trong đàn tôm nhập nội, tiếp theo là tôm nuôi ở Malaysia. Bệnh HPV cùng với MBV gây tác hại lớn trong đợt dịch tôm chết nhiều ở Đài Loan. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh HPV ở tôm.
Nguyên nhân gây bệnh Parvovirus gan tuỵ
Tác nhân gây bệnh gan tuỵ ở tôm he là nhóm Parvovirus, cấu trúc acid nhân là ADN, đường kính 22-24 nm. Virus ký sinh trong nhân tế bào gan tuỵ, biểu bì ruột trước, không có thể ẩn (occlusion body) mà có thể vùi (inclusion body), chúng làm hoại tử và sưng to nhân ký chủ.
Triệu chứng bệnh Parvovirus gan tuỵ ở tôm he
Tôm nhiễm virus HPV thường ít ăn hoặc bỏ ăn, bơi lờ đờ; hoạt động yếu rất dễ bị sinh vật bám ký sinh trên vỏ và các phần phụ. Gan tụy tôm thường teo, nhão hay hoại tử, hệ cơ bụng đục mờ; hiện tượng chết thường xảy ra ở tôm ấu trùng, tỷ lệ chết từ 50-100%.
Tôm nhiễm virus HPV thường có liên quan đến tôm nuôi thương phẩm (từ tháng thứ 3-4) thải phân trắng, tôm bỏ ăn; hoạt động chậm chạp và chết rải rác. Vấn đề này đang tiếp tục nghiên cứu.
Kiểm tra mô bệnh học tế bào gan tuỵ của tôm nhiễm bệnh HPV; cú thể vùi nằm trong tế bào biểu bì mô hình ống gan tuỵ. Thời kỳ đầu thường nhỏ nằm ở trung tâm của nhân; sau lớn dần nằm gần kín nhân (bắt màu Eosin màu đỏ đến đỏ xẫm). Trong thể vùi có chứa nhiều virus.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Tương tự như bệnh BMV, HPV cũng được chẩn đoán thông qua phương pháp nhuộm nhanh Malachite green 0,1%; phương pháp mô bệnh học, phương pháp PCR, phương pháp hóa mô miễn dịch; hay phương pháp lai tại chỗ.
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh
Dấu ấn trên mô: Tế bào gan tụy với các thể vùi nhỏ bạch cầu ái toan liên quan đến nhân (các thể bao gồm HPV đang phát triển); hoặc các thể vùi lớn ưa bazơ liên quan mật thiết với nhân phì đại và trong nhân phì đại (các thể bao gồm HPV trưởng thành) từ một mô gan tụy đã chia đôi đã được nhúng vào một vật liệu sạch lam kính và bị dính vết Giemsa.
Mô học: Các tế bào ưa bazơ nổi bật đơn lẻ (có vết haematoxylin và eosin); các thể chứa Feulgen dương tính trong nhân phì đại của ống gan tụy; và tế bào biểu mô manh tràng thượng vị với sự dịch chuyển và chèn ép của nhân tế bào chủ; và sự nhiễm sắc của nhân. Trong giai đoạn đầu phát triển, bao gồm HPV là các thể nhỏ bạch cầu ái toan; nằm ở trung tâm trong nhân và liên kết chặt chẽ với nhân.
Kính hiển vi điện tử: Có đường kính nhỏ (22-24 nm) các hạt virus giống parvo đẳng hướng chứa DNA; trong các thể bao gồm trong nhân.
Đầu dò DNA: Các đầu dò gen được đánh dấu DIG A-1.9 và S-2.0 cung cấp một phương pháp nhạy cảm; để phát hiện HPV khi được sử dụng trong các đốm màu và lai tại chỗ. Các đầu dò này không phản ứng với vi rút giống HPV từ M. rosenbergii từ Malaysia.
Phân bố của bệnh Parvovirus gan tuỵ
Bệnh HPV lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ trong đàn tôm nhập nội. Tiếp theo đó là tôm nuôi ở Malaysia đã nhiễm virus HPV (Lightner và Redman, 1985 ). Bệnh HPV cùng với MBV gây tác hại trong đợt dịch tôm chết ở Đài Loan 1987-1988.
Những tôm thường hay nhiễm virus HPV là tôm P. merguiensis, P. monodon, P. chinensis, P. japonicus, P. indicus, P. penicillatus, P. vanname, và Macrobrranchium rosenbergin
Bệnh phân bố rộng rãi ở các châu Á châu Úc, châu Phi và lan sang châu Mỹ. Bệnh HPV lan truyền theo phương nằm ngang, không truyền bệnh theo phương thẳng đứng.
Ở Việt Nam qua phân tích mô bệnh học gan tuỵ của tôm thẻ P. merguiensis Minh Hải, Sóc Trăng (Bùi Quang Tề, 1994), tôm sú nuôi rất chậm lớn trong 1 một số ao nuôi ở Nghệ An (2002), kiểm tra mô gan tụy đã xuất hiện các thể vùi ở nhân tế bào biểu bì mô hình ống. Tháng 7/2002 kiểm tra một lô tôm post 25-30 ở Quảng Ngãi, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm 100% bệnh HPV, tôm có hiện tượng đen thân và chết nhiều (Bùi Quang Tề, 2002)