Chia sẻ với bà con kinh nghiệm sản xuất lươn giống: phương pháp thiết kế ao ương, hướng dẫn cách lấy trứng và ấp trứng lươn, công nghệ ấp lươn giống. Chọn giống và mật độ nuôi: chọn cá bố mẹ có thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng, trọng lượng cá bố mẹ bình quân: 10 con / kg. Lươn lớn (lươn đực): 5-8 con / kg, lươn nhỏ (lươn cái): 9-14 con / kg. Tỷ lệ nam và nữ là 1: 1 (về số lượng). Mật độ thả: 10 con / m2.
Hãy cùng với chúng tôi sydfalk.com để cập nhật những tin tức mới nhất về chăn nuôi thủy sản nhé !
Thiết kế bể sinh sản
Bể có dạng hình chữ nhật, diện tích 2m2/bể, bể có chiều cao 1m. Chiều rộng 1m, dài 2m, có đặt ống xả nước, mực nước duy trì 0,3m, bể nữa nổi nữa chìm. Chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, có nguồn nước tốt không bị ô nhiễm làm bể cho lươn sinh sản.
Chọn giống, mật độ thả: Chọn lươn bố mẹ có thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng. Khối lượng trung bình lươn bố mẹ: 10 con/kg. Lươn lớn (lươn đực): cỡ 5-8con/kg, lươn nhỏ (lươn cái): cỡ 9-14 con/kg. Tỷ lệ đực cái là 1:1 (về số lượng). Mật độ thả: 10 con/m2.
Chăm sóc và quản lý: Sau 5 ngày thả lươn vào bể bắt đầu. Cho lươn ăn nhưng với lượng ít sau đó tăng dần theo khẩu phần ăn của lươn, ngày cho ăn từ 2 lần. Thức ăn cho lươn sinh sản sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm 30-40% với lượng thức ăn 3 – 5%. Tổng khối lượng lươn và kết hợp với trùn quế. Nếu thấy nước bị thất thoát do bốc hơi hoặc chất lượng nước; kém thì tiến hành cấp thêm nước.
Vớt trứng, ấp trứng
Sau khi thả lương được 20 ngày thì tiến hành kiểm tra xem lươn đẻ chưa. Nếu lươn đẻ tiến hành vớt trứng (chỉ vớt trứng khi trứng chuyển sang màu đỏ. Có tượng hình lươn con), không nên vớt trứng vàng vì tỷ lệ nở thấp; trứng vớt lên có lẫn bùn nên được rửa nhiều lần qua nước sạch.
Sau đó dùng thau nhựa, thùng nhựa,…để ấp trứng lươn. Mật độ ấp 1.000 trứng/10 lít nước và có sục khí, hàng ngày thay nước từ 50 – 80%. Nước sử dụng phải trong sạch, hàng ngày phải loại bỏ trứng ung (trứng có màu trắng đục) hay vỏ trứng. Ở nhiệt độ từ 26- 32oC trứng được ấp khoảng 5 – 7 ngày thì trứng nở. Thả vào bể ấp một số chùm tua nilon làm nơi trú ẩn cho lươn con khi nở. Sau 7 – 10 ngày tiêu hết noãn hoàng chuyển sang bể ương.
Ương lươn bột
Ương với mật độ 3.000con/m2, ương trong bể lót bạt, bể được thiết kế nghiêng về một phía và có đặt ống xả nước, mực nước 20cm, có giá thể là chùm dây nilon, thức ăn cho lươn ăn trong giai đoạn này là trùn chỉ hoặc là trứng nước, ngày cho ăn hai lần sáng và chiều, thay nước sau mỗi lần cho lươn ăn.
Sang tháng thứ 2, thứ 3 thì mật độ ương giảm dần và có thể tập cho lươn ăn cá tạp xay nhuyễn phối trộn với thức ăn công nghiêp theo tỷ lệ 30% thức ăn công nghiệp + 70% cá tạp hoặc tập cho lươn ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp.
Kỹ thuật thuần hóa lươn đồng
Chọn giống và chăm sóc
Sau khi lươn đồng được khai thác về, chọn con giống đều cỡ, khỏe mạnh, không bị bệnh, không sây sát, màu sắc tươi sáng, khai thác tự nhiên (không khai thác bằng điện, câu, bả, chất dụ lươn…).
Trước khi thả phải tắm cho lươn bằng nước muối 3%, thời gian 15 – 20 phút để phòng bệnh. Cỡ giống thả 50 – 100 con/kg, mật độ thả 200 – 300 con/m2. Thả 7 – 10 ngày sau cho ăn, ban đầu cho ăn ít, tăng dần về sau, thức ăn là 80% cá tạp, giun, ốc bươu vàng say nhỏ trộn với 20% thức ăn công nghiệp. Ban đầu cho ăn 1 lần/ngày, sau 2 tuần lươn đã quen cho ăn 2 lần/ngày.
Có thể thuần hóa lươn trong bể có bùn hoặc không bùn, nếu có bùn mật độ giảm 1/2 so với nuôi không bùn (khoảng 100 – 150 con/m2). Thời gian thuần hóa từ 20 – 30 ngày là được, tỷ lệ sống có thể đạt trên 80% nếu chất lượng lươn đưa vào thuần hóa tốt. Thay nước 1 lần/ngày để đảm bảo nước không bị ô nhiễm.
Phòng trị bệnh
Trong quá trình nuôi phải quan sát hàng ngày để phát hiện những con bị bệnh (biểu hiện là tách đàn và ngóc đầu lên, không ăn, bơi vật vờ…), bắt những con này nhốt riêng và tắm mước muối 3% hoặc thuốc