Cua đồng là một trong những nguyên liệu của các món ăn dân dã ở Việt Nam. Cua đồng không chỉ mang lại hàm lượng dinh dưỡng dồi dào mà nó còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào me hay bún riêu cua. Cua đồng có các đặc điểm sau: càng cua màu vàng sẫm, trên thân có 2 móng vuốt không cân đối, 1 càng to, 1 càng nhỏ. Khung cua bị cháy vàng, toàn thân màu nâu vàng.
Nhưng cua đồng cũng là một trong những loài thủy sản dễ mắt bệnh, vì thế chúng ta cần những phương pháp phòng bệnh dành cho cua đồng trong quá trình nuôi dưỡng để có kết quả tốt nhất. Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn những cách phòng bệnh dành cho cua đồng từ giai đoạn ấu trùng đến gian đoạn trưởng thành.
Phòng bệnh ở giai đoạn ấu trùng
Ở mỗi giai đoạn nuôi cua đồng khác nhau thường có các bệnh liên quan. Do đó bà con đặc biệt chú ý để có phương án xử lý phòng trị bệnh kịp thời.
Trong giai đoạn Zoea Ấu trùng thường bị trùng loa kèn
Zoothamium, Epistylis… bám vào thân, trên đầu. Khi số lượng Zoothamium tăng lên làm cho ấu trùng không co duỗi thân được. Bơi chậm chạp, không bắt được thức ăn, yếu dần và chết. Có thể quan sát ấu trùng dưới kính hiển vi (vật kính nhỏ: 7 – 10) để phát hiện bệnh.
Cách chữa bệnh: dùng Xanh malachite nồng độ 0,05 – 0,2 ppm trong bể ương ấu trùng liên tục trong 2-3 ngày (khi thay nước thì bổ sung thuốc vào). Hoặc Sulfat Đồng 0,5 – 0,6 ppm, Formalin 10 – 15 ppm. Thời gian 12-24 giờ. Bệnh phát sáng do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Trong giai đoạn ấu trùng Zoea ương trong bể, nguồn nước nhiễm khuẩn dẫn đến gây bệnh cho ấu trùng.
Biểu hiện ấu trùng mắc bệnh
Khi ấu trùng mắc bệnh trong bóng tối phát ra ánh sáng màu xanh nhạt. Ấu trùng yếu, bỏ ăn, lắng xuống đáy, chết, có thể chết hàng loạt. Khi đã bệnh nặng, tốt nhất là hủy bỏ ấu trùng, vệ sinh bể thật kỹ để ương đợt khác.
Trong mùa mưa, lúc nguồn nước có nhiều chất hữu cơ thường dễ phát bệnh, cần phòng bệnh thật kỹ ở các trại ương cua giống.
Nước ương ấu trùng cần được lọc kỹ và xử lý tia cực tím. Cua mẹ phải được xử lý trước khi đưa vào bể nuôi đẻ: cho vào dung dịch formalin 15 – 25 ppm trong thời gian 40 – 60 phút; thức ăn cho cua mẹ cũng như thức ăn của ấu trùng, đều phải được xử lý trước khi cho ăn. Có thể cho nước ương ấu trùng EDTA 2 – 3 ppm để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
Ở giai đoạn Zoea, phòng bệnh bằng chloramphenicol 1 – 3 ppm hoặc kết hợp với Oxytetracylin, bactrim, Erythronycin. Thuốc được cho vào bể ương, sau 10 – 12 giờ thay nước, xử lý liên tục 2-3 ngày.
Phòng bệnh thời kỳ cua bắt đầu lớn
Cua thường bị mắc bệnh ký sinh, thường gặp nhất là rệp cua (Lepas) bám trên phần thịt ở khoang mang, có thể quan sát thấy qua lỗ thoát ở gốc càng cua.
Rệp thường phát triển nhiều về số lượng và chiếm một phần lớn khoang mang, cản trở hoạt động của mang. Rệp hút chất dịch trong thịt cua làm cua gầy yếu và chết. Có thể dùng dung dịch Formalin 20 – 30 ppm trong 2 – 3 ngày.
Gần đây ở một số vùng nuôi cua trong ao đất, mật độ cao. Nước ao bị bẩn đã xuất hiện một số loại bệnh: trên mu cua có nhiều đốm trắng, hoặc xám trắng, đỏ, to khoảng 0,2 – 0,3 cm. Bệnh phát triển làm cho cả phần vỏ lẫn phần thịt ung thối, rệu rã và cua chết. Trong ao bệnh lây lan và cua chết hàng loạt.
Đây là loại bệnh do vi khuẩn gây nên, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ. Trong khi chờ đợi phân tích bệnh lý và phương pháp chữa trị. Các vùng nuôi cua tập trung cần thực hiện tốt các phương pháp phòng ngừa để hạn chế bệnh xảy ra, gây thiệt hại: giữ nguồn nước trong sạch cho cua, xử lý cua giống trước lúc nuôi, xử lý thức ăn, phun thuốc phòng định kỳ cho các ao nuôi.
Lời kết
Trên bài viết này là những phương pháp phòng trị bệnh hiệu quả trong quá trình nuôi cua đồng của người dân. Các bạn hãy áp dụng để có được những kết quả tốt nhất nhé. Vì người ta thường nói, phòng bệnh hơn chữa bệnh mà. Bạn có thể tìm thêm một số bài viết về phương pháp phòng bệnh tại đây nhé.