Hiện nay, rất nhiều người nuôi gà chọi không chỉ để làm thú vui vào lúc rảnh rỗi nữa. Mà còn là một trong các nghề kiếm được khá bội tiền. Khá nhiều người đã tiến hành đầu tư xây dựng chuồng trại với mục tiêu nhân giống gà chọi và kiếm tiền từ mô hình này. Tuy nhiên, nuôi gà chọi đẻ không hề đơn giản và không phải ai cũng biết cách. Để nuôi gà chọi đẻ được trứng đều, đẻ lâu, chất lượng cao, cho hiệu quả tốt người chăn nuôi cần phải lưu ý điều gì cũng như phương pháp chăm sóc nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bí quyết nuôi gà chọi đẻ qua bài viết sau đây.
Cách chọn gà bố mẹ
Gà chọi từ lâu đã xuất hiện trong trò chơi dân gian và hiện nay vẫn được lưu giữ. Mọi người sẽ lựa chọn những con gà chọi trống khỏe khoắn, có vóc dáng cơ bắp và được tập luyện để đem ra “chọi gà”. Và những con gà mái còn lại sẽ được chăm sóc theo một chế độ riêng.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình cũng lựa chọn mô hình nuôi gà chọi đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vậy cách chọn gà chọi đẻ như thế nào để cho chất lượng trứng cao, đẻ đều là bài toán đang được nhiều người quan tâm. Tùy theo mục đích lấy trứng cho ấp nở hay trứng thương phẩm mà người ta chọn giống gà chọi cho phù hợp. Vì vậy, khi mua giống gà sinh sản nên mua tăng thêm 40% số con để trong thời gian nuôi hậu bị loại bỏ những con không đạt tiêu chuẩn.
Đặc biệt, chọn những con gà chọi mái khỏe mạnh, có khả năng đẻ khỏe. Để chọn những con gà chọi đẻ trứng nhiều thì nên loại bỏ những con gà đầu to, bụng xệ, chân to, mắt lệch, đi lại nặng nề chậm chạp. Những chú gà này thường có thể trọng cao. Nhưng khả năng đẻ trứng lại thấp hoặc có đẻ nhưng không đều.
Kỹ thuật nuôi gà chọi đẻ trứng
Kích thích hoocmon cho gà
Khi gà chọi đẻ được kích thích hoocmon; thì trong quá trình sinh nở chiến kê sẽ tạo ra số lượng hoocmon rất lớn. Những hoocmon này có tác dụng làm mềm các mô và tăng độ đàn hồi cho chúng. Cũng bởi vậy mà điều này có thể tăng được số lượng trứng đẻ ra. Và chất lượng trứng đạt tốt hơn.
Để có thể kích thích hoocmon cho gà, bạn chỉ cần thực hiện những công việc vô cùng đơn giản. Đó là phơi nắng thường xuyên cho gà chiến. Ánh nắng mặt trời sẽ tác động trực tiếp vào tuyến yên. Và kích thích gà chọi đẻ trứng thật nhiều. Chỉ sau vài tuần, bạn hoàn toàn có thể nhận thấy sự khác biệt khi kích thích hoocmon cho gà.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Chăm sóc để gà chọi đủ 6 tháng tuổi mới vỗ đẻ. Đồng thời cho uống đủ nước pha chất điện giải trong thời tiết ngày nắng nóng. Bên cạnh đó, người chăn nuôi có thể cho gà uống vitamin ADE và trộn thêm vỏ sò, bột sương xay nhỏ vào cám cho gà ăn giúp cho gà đẻ khỏe, trứng to.
Theo các chuyên gia thú y, nuôi gà chọi đẻ nên cho ăn thêm lúa được ngâm mộng trong khoảng 1 ngày. Đem ủ cho đến khi lên mộng. Rồi cho gà ăn để giúp gà dễ tiêu hóa và kích thích đẻ trứng.
Thường xuyên quan sát giai đoạn gà đẻ để có những phát hiện kịp thời. Tiêu biểu như gà đang đẻ bình thường mà ngừng đẻ mặc dù vẫn ăn uống, phát triển bình thường, thấy mào đỏ hơn mức bình thường, trứng đẻ ra xù xì thì rất có thể do gà bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Khi đó hãy tiêm vắc xin IB chủng H52 ngay cho gà chọi đẻ.
Ngoài ra, khi gà đẻ trứng từ màu vàng nâu chuyển sang màu trắng bệch. Hoặc trứng non, vỏ mềm, kích thước không đồng đều là những triệu chứng điển hình của trường hợp gà mắc hội chứng giảm đẻ. Đối với trường hợp này, mọi người dùng vắc xin nhũ dầu EDS 76 kết hợp cho uống thuốc Embirio- Stimulan.
Xây dựng chuồng trại thoáng mát
Cách nuôi gà chọi khi chúng đang ở giai đoạn đẻ cũng cần lưu ý khi thời tiết nắng nắng trên 35 độ C thì cần phun mưa cho mái che giúp chuồng gà đẻ giảm nhiệt. Nếu không, gà chọi sẽ không thích nghi kịp và sẽ đẻ không liên tục, giảm tỷ lệ trứng.
Nền chuồng cách ổ đẻ khoảng 30 – 40 cm và không nên đặt ổ đẻ giáp mái tôn. Phòng gà nằm đẻ bị chết nóng khi gặp nhiệt độ cao. Khi vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp. Cần giữ ấm cho gà bằng cách quây bạt kín quanh chuồng. Thắp bóng điện tròn sưởi ấm cho gà.
Trong cách nuôi gà chọi đẻ muốn gà khỏe mạnh, không mắc bệnh thì mọi người nên thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, dụng cụ chăn nuôi cũng như tiêm phòng theo định kỳ dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ thú y.