Trong từng giai đoạn nuôi gà cực kỳ cần sự chăm sóc tỉ mĩ từng giai đoạn của chú gà chọi con. Gà chọi sẽ được chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau như: Giai đoạn mới nở, giải đoạn trưởng thành, giai đoạn gáy, giai đoạn sung mãn và cuối cùng sẽ là giai đoạn chiến đấu. Trong từng mỗi giai đoạn của chú gà chọi. Chúng ta sẽ có những cách chăm sóc khác nhau mà các bạn không được nhầm lẫn. Trong bài viết bên dưới chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp chăm sóc gà chọi trong giai đoạn chuẩn bị gáy hay còn gọi là giai đoạn trước khí gáy. Đây là giai đoạn khi gà đạt tầm hơn 7 tháng tuổi.
Giai đoạn gà chọi được 7 tháng tuổi
Giai đoạn 7 tháng là thời gian gà trọi thể hiện mình đã là một chú chiến kê thực thụ. Chúng thể hiện ở dáng đi, biết gáy, biết cách nhìn nhận thế giới xung quanh chúng, biết ve mái, đã háu đá như ngựa non mới lớn háu đá. Vì vậy cần các chế độ chăm sóc kỹ lưỡng để gà có thể phát triển một cách toàn dện nhất.
Phương pháp chăm sóc gà chọi giai đoạn từ 7 tháng tuổi
Từ 7 tháng tuổi, gà đã phát triển toàn diện và có thể bước vào quá trình tập luyện. Do đó cách chăm sóc gà chọi 7 tháng tuổi cực kỳ quan trọng.
- Chăm sóc ở chế độ dinh dưỡng
So với 6 tháng đầu, thì ở tháng thứ 7 cần hạn chế khẩu phần ăn của chiến kê lại. Tránh tình trạng mập, tăng cân, di chuyển không còn sự linh hoạt.
- Chăm sóc ở chế độ luyện tập
Gà chọi đá khỏe hay không phải nhờ bài huấn luyện dày dặn kinh nghiệm của người nuôi. Vì vậy, bạn không được nuôi gà chọi trong lồng quá lâu, phải thả ra ngoài để gà chọi đi lại co linh hoạt.
Gà chọi 7 tháng tuổi cần những dinh dưỡng như thế nào
Để có đủ sức mạnh thực hiện đầy đủ chế độ tập luyện. Cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhất. Thành phần chế độ dinh dưỡng cho gà tơ huấn luyện bao gồm:
- Thóc, lúa được sấy sạch, khô ráo.
- Các loại rau như giá đỗ, xà lách hay rau muống.
- Cách 2 – 3 ngày lại cho gà ăn các loại đồ tươi. Ví dụ như: tôm, tép, dế, thịt bò, trạch (loại nhỏ), sâu…
- Bổ sung các loại đồ ăn có chứa vitamin A, K, C, B1, B12…
Gà chọi 7 tháng nặng bao nhiều
Tùy từng giống gà và cách chăm sóc của các sư kê mà trọng lượng của gà sẽ có những khác biệt. Nhưng ở giai đoạn 7 tháng khi gà đã tập gáy. Thì trọng lượng trung bình là sẽ từ 2.2kg đến khoảng 2.5kg. Các sư kê có thể tham khảo để có chế độ chăm sóc gà hợp lý.
Phương pháp vần gà trong giai đoạn 7 tháng tuổi
Ngoài cách nuôi gà tơ mau cự, mau ra lông thì cách vần gà chọi tơ là một trong phương pháp nuôi gà chọi chiến cũng rất quan trọng. Để có được chiến kê dũng mãnh và sung sức. Cách vần gà chọi tơ thường gồm các bước như sau:
- Kỳ 1: Vần 1 hồ đòn 15 – 20 phút sau đó cho gà chọi nghỉ 8 ngày. Vần 1 hồ hơi 30 – 40 phút sau đó cho nghỉ 7 ngày.
- Kỳ 2: Vần gà 2 hồ đòn 17 – 25 phút thì cho nghỉ 14 – 20 ngày. Vần 2 hồ hơi khoảng 30 – 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày.
- Kỳ 3: Vần gà 3 – 4 hồ đòn trong 17 – 25 phút rồi cho gà nghỉ 21 – 28 ngày bắn chân 5 phút. Sau đó khoảng 3 ngày thì vần 4 hồ hơi từ 30 – 45 phút. Sau đó cho nghỉ 10 ngày và bắn chân 5 phút.
Lời kết
Cách chăm sóc gà chọi 7 tháng tuổi như “Nhất khỏe, nhì tài” gà chiến có giống tốt thì phải đi kèm với sức chịu đòn bền bỉ, sức khỏe dẻo dai. Do vậy, ngoài cách chọn nòi giống thì chế độ chăm sóc, dinh dưỡng và chế độ luyện tập đóng vai trò rất quan trọng. Điều này các bạn hết sức lưu ý nhé, bởi vì đây cũng chính là giải đoạn đột phá của những chú gà chọi. Giải đoạn này sẽ quyết định độ sung mãn và tự tin của những chú gà. Chính vì vậy các bạn hãy quan tâm chú gà của mình thật tốt nhé.
Trong bài viết này chúng tôi đã liệt kê gần như đầy đủ những thông tin về chăm sóc trong giai đoạn 7 tháng tuổi. Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách chăm sóc gà chọi 7 tháng. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có những kiến thức bổ ích để nuôi dưỡng, huấn luyện chiến kê của mình đạt hiệu quả nhất. Các bạn có thể tham khảo và áp dụng đúng với những gì được nêu ra trong bài viết. Các bạn sẽ có được kết quả vượt mong đợi đấy. Cảm ơn các bạn đã tìm hiểu về bài viết, bạn có thể tìm thêm những bài viết về chăm sóc gà chọi trong những bài viết tại đây.