Bệnh dịch tả lợn cổ điển được đánh giá là một bệnh truyền nhiễm có tính chất quan trọng gây ra bởi virus ở lợn. Bệnh có đặc tính đặc trưng là tốc độ lây lan mạnh, gây sốt cao, tỷ lệ lợn bệnh và tử số trong vùng dịch là ở mức cao. Bệnh dịch tả lợn cổ điển xảy ra trên mọi lứa tuổi ở lợn và gây ra những tổn thương xuất huyết điển hình.
Bệnh dịch tả lợn cổ điển đã gây ra thiệt hại lớn về kinh tế trong chăn nuôi lợn qua nhiều năm tại Việt Nam. Bài viết sau chia sẽ những thông tin về bệnh dịch tả lợn cổ điển cũng như cách phòng và điều trị căn bệnh này.
Nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả lợn cổ điển
Bệnh do virus gây ra với các lứa tuổi của lợn, lây lan nhanh qua thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
Bệnh lây lan do truyền trực tiếp chủ yếu qua đường tiêu hóa hay đường hô hấp phía trên từ con ốm sang con khỏe. Từ đó virut vào thực bào và đến các hạch lympho như tuyến amidan, họng… và tăng sinh. Sau 24 giờ, virut thâm nhập vào máu và xâm nhiễm các tế bào nội mạc mạch máu. Sau 3 – 4 ngày virut tới các cơ quan nhu mô và rồi lại tăng sinh và nhiễm huyết lần hai vào ngày thứ 5 – 6.
Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn cổ điển
- Lợn có thể bị sốt cao tới 40-41 độ C; khi sốt cao lợn bỏ ăn, khi sốt nhẹ lợn ăn ít.
- Lúc đầu lợn đi táo có màng nhầy, sau đi phân loãng màu vàng mùi tanh khắm.
- Trên da, nhất là vùng da mỏng, xuất hiện những nốt đỏ bằng đầu đinh ghim; sau đó tụ lại thành từng đám trên da.
- Cơ thể lợn yếu dần; có thể liệt chân sau, nằm một chỗ, đi lại không vững, bốn chân co giật.
- Bệnh này kéo dài 7 – 20 ngày tỷ lệ chết cao tới 95%.
Hướng dẫn phòng và trị bệnh dịch tả lợn cổ điển
- Không có thuốc trị bệnh. Duy nhất chỉ có thể dùng kháng huyết thanh nhưng giá rất đắt.
- Phòng bệnh là biện pháp hữu hiệu nhất
- Tiêm vác-xin dịch tả lợn nhược độc: Dùng nước sinh lý vô trùng đã được làm mát để pha vacxin.
- Căn cứ vào số liều ghi trên lọ vacxin để pha sao cho mỗi liều có thể tích 1 ml. Tiêm bắp thịt hoặc dưới da, mỗi con một liều vacxin.
Cách tiêm phòng cho lợn
- Với đàn lợn con mà lợn mẹ đã được tiêm phòng vacxin; tiến hành tiêm phòng cho lợn từ 30 ngày tuổi, có thể nhắc lại sau 15 ngày.
- Với đàn lợn con được sinh ra từ lợn mẹ chưa được tiêm phòng; tiến hành tiêm phòng cho lợn vào lúc 7 – 10 ngày tuổi và nhắc lại trước khi cai sữa.
- Với lợn hậu bị và lợn nái, tiêm phòng trước khi phối giống.
- Với lợn đực giống tiến hành tiêm phòng cho lợn mỗi năm 2 lần (cách 6 tháng tiêm 1 lần).
- Khi có dịch xảy ra có thể tiêm vắc xin thẳng vào ổ dịch.
- Vệ sinh thú y, an toàn sinh học sử dụng các loại thuốc sát trùng như Haniodine 10%, Hankon, Hanmid để phun diệt khuẩn. Dùng Hantox-200 phun diệt các loại côn trùng , vật chủ trung gian tránh mang mầm bệnh lây lan.
- Lợn ốm xử lý xa nơi chăn nuôi, nguồn nước, phủ tạng chôn sâu dưới 2 lớp vôi…