Để lai tạo ra các giống gà chọi tốt thì đòi hỏi các sư kê phải có một quá trình chọn lọc con giống tốt để tiến hành lai tạo, sau đó là phải đưa ra những phương pháp nuôi gà chọi chuẩn xác nhất thì mới có thể sở hữu giống gà như ý muốn, hoàn hảo hơn những thế hệ trước, đẩy mạnh gia tăng năng suất. Trong suốt quá trình chọn lọc giống thì điều quan trọng nhất là phải có gà mái tốt chất lượng để chọn làm con gốc, do đó giống gà mái tốt là giống gà phải như thế nào?
Gà mái tốt là gà mái có thể đẻ ra số lượng trứng nhiều, trứng đạt chất lượng cao. Cách lai tạo đơn giản nhất hiện này là thu thập và ấp nở trứng từ những bầy gà của mình nhưng khó khăn quan trọng nhất chính là tại đời F1 xảy ra tình trạng ngày càng xuống cấp di truyền cho cận huyết con giống. Vì thế, để tránh xảy ra cận huyết thì chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các biện pháp lai tạo dưới đây.
Lai pha
Phương pháp lai pha là phương pháp lai đơn giản nhất. Bà con đem những trống mới từ nơi khác về hằng năm. Và đây cũng là phương pháp được áp dụng rộng rãi nhất trong chăn nuôi gà chọi. Qua mỗi mùa sinh đẻ thì những con trống thuộc giống khác ở nhiều nơi khác được đưa về để thụ tinh. Ưu điểm của phương pháp này là tránh được tình trạng cận huyết, tránh được sự suy giảm về năng suất.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là rất khó kiểm soát được các tính trạng của con giống. Bởi quá trình lai tạo có thể tạo ra những tính trạng lặn khiến giống gà mới trở nên yếu hơn và bạn phải đảm bảo được mình trang bị đầy đủ kiến thức trị bệnh cho gà để phòng ngừa cho chúng một cách tốt nhất.
Lai bầy
Phương pháp lai bầy là một phương pháp lai tạo theo bầy như một đơn vị tổng thể thường được áp dụng trong các trang trại quy mô công nghiệp nuôi gà chọi lấy thịt.
Cụ thể, khi sử dụng khoảng 20 con giống và 200 con mái. Bầy sẽ tự lai tạo quyết định tạo ra giống mới và tiến hành chọn lọc con giống tốt nhất. Sau đó lại nhập số lượng con giống mới và tiếp tục lai tạo. Cuối cùng tổ hợp hai con giống mới để tạo ra giống tốt hơn.
Lai cận huyết
Là phương pháp lai tạo giữa gà bố, mẹ có quan hệ huyết thống với nhau. Sử dụng phương pháp lai cận huyết cần tính đến xác suất cận huyết của gà bố mẹ. Nhằm mục đích để tạo ra gen đồng hợp cho thế hệ đời sau. Tuy nhiên, kỹ thuật lai tạo gà bằng phương pháp lai cận huyết rất dễ xảy ra dị tật ở gà con. Nếu thể hiện trạng gà có xuất hiện các cặp gen lặn không mong muốn. Ví dụ như tật mỏ, ngực, con ngươi,… Lai cận huyết cho gà có tỷ lệ phần trăm như sau:
Lai cận huyết sâu: Lai tạo giữa các cá thể gà là anh em ruột thịt cùng đàn – 25%.
Lai cận huyết vừa:
– Lai giữa cá thể gà cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha – 12.5%.
– Lai giữa cá thể cách nhau 2 đời như bác trai – cháu gái hay bác gái – cháu trai – 12.5%.
– Lai giữa cá thể cách nhau 3 đời như thế hệ ông – cháu hay bà – cháu – 6.3%.
Lai cận huyết nhẹ: Lai giữa thế hệ gà là anh em họ – 6.3%.
Lai dựa
Phương pháp lai dựa cũng giống phương pháp lai pha là cũng đưa giống gà chọi trống ở nơi khác về. Chỉ là nguồn trống mới chỉ ở một nơi duy nhất, giúp kiểm soát các tính trạng đã có ở gà tạo ra con giống mới phát triển hơn cũng như tránh được tình trạng cận huyết. Tuy nhiên nhược điểm là phải loại bỏ hết gà trống của mình. Và chất lượng dòng gà phụ thuộc vào người khác.
Lai cải thiện
Trong trường hợp gà cận huyết quá sâu thì nên cải thiện máu bằng cách cho lai xa một đời. Rồi sau đó cho lai dựa về dòng cũ. Thông thường từ 6 – 8 đời thì nên khôi phục lại dòng thuần. Nếu thoái hóa cận huyết thì nên pha với máu của dòng gà bên ngoài để cải thiện giống nòi.
Bài viết trên đây là phương pháp lai tạo gà chọi hay nhất được nhiều người áp dụng. Nhưng dù có sử dụng phương pháp nào thì thành công lâu dài của việc lai tạo cũng phụ thuộc vào việc sở hữu bầy gà gồm nhiều cá thể khác biệt về nguồn gốc cũng như sự kiên trì trong lai tạo. Vì thế, người nuôi cần lưu giữ gà ở nhiều thế hệ khác nhau. Và sử dụng càng nhiều trống khác nhau càng tốt trong điều kiện cho phép.