Bệnh gumboro ở gà là bệnh truyền nhiềm nghiêm trọng do virus gumboro gây ra và thường sẽ xảy ra ở gà từ 1 – 12 tuần tuổi nhất. Bệnh gumboro thường sẽ lây lan qua phân, thức ăn nước uống của gà. Gà sẽ ủ bệnh 2-3 ngày và khi mắc phải sẽ thường có những dấu hiệu như gà sẽ bị tụt cân nhanh, run rẩy hay bay tán loạn trong chuồng. Cơ đùi và cơ ngực của gà bệnh sẽ xuất huyết vệt đỏ hoặc thâm đen và đây là dấu hiệu nhận biết khi gà mắc bệnh bạn cần lưu ý. Để hiểu rõ hơn hãy cùng chuyên mục các bệnh ở gà thịt tìm hiểu ngay về một số thông tin về bệnh gumboro ở gà qua bài viết này nhé!
Bệnh gumboro ở gà là bệnh gì?
Gà có cơ quan sản sinh miễn dịch dịch thể với tên gọi là túi Fabracius. Nếu túi này bị phá hủy, gà sẽ suy giảm hệ miễn dịch hoặc mất khả năng miễn dịch với các loại vắc xin phòng bệnh. Từ đó, gà dễ bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác.
Bệnh gumboro ở gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gumboro gây ra. Bệnh xảy ra ở gà từ 1 -12 tuần tuổi, gà từ 3-6 tuần tuổi dễ bị mắc bệnh nhất. Virut gumboro làm cho túi Fabracius của gà sưng lên, xuất huyết hoặc teo đi. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở làng Gumboro nước Mỹ vào năm 1957. Tỉ lệ nhiễm bệnh khá cao và tỉ lệ chết từ 10 -30%.
Nguyên nhân gây bệnh Gumboro
Virut Gumboro là nguyên nhân gây ra bệnh gumboro trên gà. Virut này tồn tại ở 2 dạng gây bệnh. Mục tiêu tấn công của virut gumboro là túi Fabracius nên độ tuổi gà nhiễm bệnh thông thường ở trong lứa tuổi gà đang phát triển túi Fabracius.
Bệnh lây nhiễm qua phân, chất nền rải chuồng, thức ăn, nước uống đi vào đường tiêu hóa, thậm chí do gà khỏe mạnh mổ nhau, cắn nhau với gà bị bệnh. Sau 4 -5h, virut đi vào cơ thể gà qua đường tiêu hóa rồi xâm nhập vào máu, đi đến các cơ quan nội tạng và túi Fabracius. Virut kết hợp với lượng bổ thể có trong máu tạo nến các cục máu đông, làm vỡ thành mạch gây xuất huyết các cơ quan nội tạng, xuất huyết cơ, xuất huyết và sưng phù ở túi Fabracius.
Gà nhiễm bệnh gumboro có tỉ lệ ốm khá cao tuy nhiên tỉ lệ thấp. Mặc dù vậy, vẫn gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi do hệ miễn dịch của gà bị phá hủy, khiến gà dễ mắc một số bệnh khác, làm gà còi cọc, chậm lớn.
Chẩn đoán bệnh Gumboro
- Thời gian ủ bệnh từ 2 -3 ngày
- Gà bay tán loạn trong chuồng, mổ nhau, sau đó ủ rũ từng đám, xù lông, tụ tập thành đống, cơ thể gà lù dù và sốt cao
- Gà mắc bệnh gumboro bị tiêu chảy, màu trắng sữa hoặc xám xanh, dạng nhớt
- Gà tụt cân nhanh, đi run rẩy không vững
- Sau đó gà chết, tỉ lệ chết tăng dần theo ngày. Nếu không mắc thêm bệnh thứ phát thì tỉ lệ chết chỉ từ 5 – 30%. Nếu mắc thêm bệnh thứ phát như: bệnh cầu trùng, CRD… thì tỉ lệ chết đạt tới 70%. Trước khi chết gà thường bị liệt chân và kêu ré lên.
Phân biệt bệnh gumboro trên gà với một số bệnh
Hội chứng thiếu máu xuất huyết (viêm gan thể vùi): gà cũng suy nhược, lờ đờ nhưng hay ngồi xổm và lông dựng ngược. Gan vàng và sưng, có nốt xuất huyết hoặc xuất huyết thành đám, dễ vỡ.
Bệnh Newcastle: gà mắc bệnh này cũng suy nhược, lờ đờ, tiêu chảy phân màu xanh trắng. Nhưng xuất hiện thêm các biểu hiện thần kinh như: liệt chân, cánh, nghẹo cổ. Phát ra tiếng kêu tooc tooc. Đỉnh ống tuyến bị xuất huyết. Ruột non, van hồi manh tràng và lỗ huyệt xuất huyết kèm loét. Cơ đùi và ngực không xuất huyết. Gà ở mọi lứa tuổi đều dễ bị mắc bệnh.
Bệnh tích của bệnh Gumboro
- Ban đầu túi Fabracius ưng to, có dịch nhầy bao quanh
- Về sau túi sưng đỏ, xuất huyết bên trong, kèm theo sưng thận
- Tiền mề gà mắc bệnh gumboro xuất huyết dạng vệt như quệt máu, ruột sưng và có nhiều dịch nhầy bên trong
- Cơ đùi và cơ ngực xuất huyết vệt đỏ hoặc thâm đen lại
- Xác gà chết nhanh khô và cơ ngực thâm