Cua đồng và cá trạch đều là hai loại thủy sản quen thuộc với người Việt Nam. Đây là hai loại hải sản nước ngọt, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Mặt khác, giá trị dinh dưỡng trong hai loại này rất cao, chính vì vậy chúng được nhiều người yêu thích. Hiện có khá nhiều mô hình nuôi cua và cá trạch được người dân áp dụng. Tuy nhiên mô hình kết hợp 3 trong 1 giữa cua đồng, cá trạch và ruộng lúa lại còn khá mới mẻ với nhiều người dân.
Mô hình này xuất hiện tại Hải Phòng. Ở thời điểm hiện tại mô hình này đang mang lại những thành công nhất định cho các bà con tại nhiều địa phương khác nhau. Để hiểu rõ hơn về mô hình này, mời bạn tham khảo thông tin trong mục mô hình trại thủy sản.
Bước cải tạo và chuẩn bị ruộng nuôi
Cũng giống như nhiều mô hình nuôi thủy sản khác, giai đoạn cải tạo và chuẩn bị môi trường nuôi luôn rất quan trọng. Chúng là tiền đề đầu tiên để quá trình chăn nuôi được thuận lợi hơn. Từ đó giúp hạn chế tình trạng nhiễm bệnh cũng như tăng thêm năng suất khi chăn nuôi. Để có thể hiểu rõ hơn về bước này , mời bạn tham khảo thông tin sau:
Xử lý bờ ruộng
Cần được thiết kế chắc chắn và được phủ bằng nilong hoặc lưới cước chôn sâu 30-40 cm; độ cao thích hợp từ 40-50cm; bờ ruộng hơi nghiêng một góc 45 độ hướng vào trong ruộng. Mục đích của việc này là để phòng khi trời mưa cua, cá chạch có cơ hội “tẩu thoát” khỏi ruộng nuôi.
Xử lý bên trong ruộng
Bề mặt ruộng nuôi nên thiết kế có độ dốc để thuận tiện cho việc thoát nước và thu hoạch. Tại địa điểm cấp thoát nước cần có lưới chắn để tránh cua cá thoát ra ngoài. Trong ruộng nuôi cần thiết kế các ụ giả để tạo chỗ cho cua đào hang và chui rúc. Thiết kế các sàn cho ăn để dễ dàng kiểm tra và quản lý thức ăn.
Đào mương chuẩn bị chỗ trú cho cá, cua
Mục đích của việc đào mương là tạo chỗ trú cho cua, cá sau khi gặt đồng thời thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Bà con nên đào các mương với kích thước rộng: 3m và độ sâu: 0.8 – 1m. Trên mặt mương, bà con nên thả bèo tây hoặc rau muống để che mát cho cua và cá chạch trú ẩn.
Lựa chọn con giống và thả nuôi
Thời điểm lý tưởng nhất để thả giống là vào mùa mưa (tức là từ tháng 4 đến tháng 8) hàng năm. Khi chọn cua giống và cá giống cần chọn kích cỡ giống đồng đều để tránh tình trạng chúng ăn thịt lẫn nhau. Do nguồn giống chủ yếu từ tự nhiên nên bà con tuyệt đối tránh mua những con giống bị đánh điện hoặc xây xác, gãy càng.
Mật độ thả thích hợp với cua là 20 con/m2 và cá chạch là 10 con/m2; nên chọn cỡ cua giống từ 100-150 con/kg và cá chạch giống từ 80-100 con/kg.
Hướng dẫn cách cho ăn
Đối với cua đồng giống mới thả, tốt nhất nên cho chúng nhịn đối khoảng 2-3 ngày rồi mới cho ăn. Cho ăn từ 3-5% trọng lượng thân, mỗi ngày cho ăn 2 lần.
Nguồn thức ăn của cua và cá chạch tương đối phong phú; bên cạnh các loại thức ăn tự nhiên có thể kể đến như: rong rảo; giun cỡ nhỏ, động vật phù du;… bà con có thể kết hợp với thực phẩm nhân tạo như: bột ngô; cám gạo; bột sắn; cá tạp xay nhỏ,…
Quản lý ruộng nuôi cua cá
Có thể nói người nuôi cua đồng và cá chạch tương đối “an nhàn” bởi chúng là những loài sống chui rúc không cần hàm lượng oxy cao, cũng không cần phải sử dụng đến các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm, cá,… khác. Người nuôi chỉ cần định kỳ 7-10 ngày dùng vôi 1.5-2 kg/100 m2 tạt xuống mương nuôi. Mực nước trong ruộng nuôi cần duy trì từ 10-15 cm, còn tại các mương nuôi là từ 60-70 cm. Cách 1 tuần hoặc nửa tháng nên tháo cạn và phơi ruộng khoảng 2-3 ngày rồi mới cấp nước vào; mục đích giúp cua lột vỏ và phòng các mầm bệnh tấn công cá chạch.
Tổng kết
Theo các chuyên gia nuôi trồng thủy sản trong nước thì mô hình nuôi kết hợp 3 trong 1: cua đồng – cá chạch – ruộng lúa là mô hình nuôi còn khá mới mẻ. Tuy nhiên mô hình này cũng đã đã mang đến những thành công nhất định cho nhiều bà con. Từ đó giúp tăng thu nhập đáng kể cho bà con nông dân.
Mong rằng thông tin vừa rồi sẽ giúp bà con có thêm gợi ý để xây dựng trang trại chăn nuôi cá trạch và cua đồng hiệu quả nhất. Ngoài ra trong mục mô hình trại thủy sản chúng tôi còn khá nhiều tin tức hữu ích. Hãy tiếp tục theo dõi để không bỏ lỡ thông tin nhé.