Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi ngan thịt
Chuồng và các dụng cụ chăn nuôi
Chuồng và các dụng cụ chăn nuôi phải được dọn sạch sẽ và làm trống trước khi bắt đầu nuôi 15 đến 20 ngày. Cần xử lý theo đúng quy trình vệ sinh thú y. Quét vôi đặc 40% để làm sạch hoặc rắc, và 3% formol để khử trùng chuồng nuôi từ 2-3 lần. Trước khi thả ngan con vào chuồng 1 đến 2 ngày, phun khử trùng lần cuối. Đóng cửa phun sau 5 giờ đến 7 giờ thì mở cửa chuồng ra.
Lựa chọn máng ăn và máng uống
Sử dụng máng ăn được làm bằng tôn và có kích thước khoảng 70cm-2,5m và được dùng cho 70-100 con ngan trong 1 máng ăn. Sử dụng máng uống tròn 2 lít khi ngan trong giai đoạn 1-2 tuần tuổi.
Sử dụng máng uống tròn loại 5 lít cho ngan trong giai đoạn từ 3 đến 12 tuần tuổi và 1 máng có thể dùng cho 20 đến 30 con để đảm bảo cung cấp đủ nước mỗi ngày cho 1 con ngan từ 0,3-0,5 lít nước và đảm bảo đàn ngan được cung cấp đủ nước sạch.
Sử dụng các hệ thống sưởi cho ngan
Ngan không tự nhiên điều chỉnh được thân nhiệt trong 2 tuần đầu mới xuống chuồng. Do vậy cần được đảm bảo được nhiệt độ cho ngan; nếu nhiệt độ không thích hợp thì tỷ lệ nuôi sống; khả năng sing trưởng bị ảnh hưởng; ngan dễ mắc bệnh về đường hô hấp; tiêu hoá.
Người nuôi có thể sử dụng hệ thống lò sưởi hoặc bóng đèn điện để đảm bảo rằng đàn ngan con được cung cấp đủ nhiệt. Sử dụng bóng điện 75W cho 1 quây (60-70 ngan). Mùa đông thì lắp 2 bóng vào 1 quây, ở nhiều nơi không có điện; dùng bếp than hoặc lò ủ trấu…. Cần lưu ý đến ống thoát khí thải của bếp trấu và bếp trấu để thoát khí ra ngoài chuồng nuôi. Nếu không; hàm lượng khí độc sẽ cao; ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn ngan.
Khi đủ ấm ngan nằm rải đều trong quây; khi thiếu nhiệt ngan nằm chồng lên nhau sát vào nguồn nhiệt. Nếu thừa nhiệt ngan nằm tản ra nguồn nhiệt nhào nhác khát nước. Ngan con cần chiếu sáng 24 trong ngày; ban ngày lợi dụng ánh sáng tự nhiên đảm bảo cường độ chiếu sáng 3W 1 m2 nền chuồng.
Hệ thống che chắn bằng quây và rèm
Quây có thể được làm từ cót ép, cao 0,5m, dài 4,5, 1 quây thích hợp cho 60-70 con, diện tích quây tăng dần từ ngày thứ 5 để đàn ngan được vận động, ăn uống. Bắt đầu từ cuối tuần thứ ba và tuần thứ tư trở đi, hãy bỏ hết quây để ngan có thể được vận động và ăn uống thoải mái. Rèm che dùng vải bạt, cót ép hoặc phên liếp che xung quanh chuồng nuôi ngan con để giữ nhiệt và tránh gió lùa.
Làm sân chơi cho ngan
Cần có sân; hoặc vườn với mương nước sạch cho ngan vận động và tắm từ giữa tuần thứ 3 trở đi. Hàng ngày rửa thay mương nước 2 lần đảm bảo ngan luôn được tắm nước sạch.
Chất độn chuồng ngan
Chất độn chuồng phải đảm bảo khô, sạch, không ẩm mốc sử dụng phôi bào; trấu, nếu không có dùng cỏ rơm khô băm nhỏ v.v…phun thuốc sát trùng bằng formol 2%. Chất độn chuồng nuôi ngan phải thay thường xuyên.
Lựa chọn ngan giống tốt như thế nào?
Hiện nay, các giống ngan rất đa dạng và chia thành 2 nhóm chính:
- Giống ngan nội: bao gồm các giống như ngan Trâu, ngan Dé, ngan Sen… Mặc dù giống ngan nội cho năng suất thịt, trứng thấp nhưng bù lại chúng rất dễ nuôi, thích nghi tốt với phương thức chăn thả quảng canh, sức đề kháng cao, ít bệnh tật và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của nước ta.
- Giống ngan ngoại: R31, R51, R71… là giống ngan Pháp. Ưu điểm lớn nhất của giống ngan ngoại chính là cho năng suất thịt, trứng rất cao. Do vậy, một trong những cách nuôi ngan nhanh lớn chính là sử dụng giống ngoại nhập để tăng hiệu quả chăn nuôi.
Lựa chọn những con ngan con nở đúng sau 34 -35 ngày ấp trứng, khỏe mạnh, tác phong nhanh nhẹn, lông khô và bông, mắt sáng. Không lựa chọn các con có một trong những đặc điểm sau: khèo chân, bết lông, bết hậu môn, kích thước quá bé, hở rốn,…
Ngan đực có tốc độ tăng trưởng và kích cỡ thương phẩm lớn hơn ngan cái. Do vậy, nếu bà con nuôi ngan lấy thịt thì nên chọn những con ngan đực để nuôi sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong đàn ngan mới nở, những con ngan đực thường đầu to, mỏ dài, chân to hơn và không linh hoạt bằng ngan mái.
Mật độ chuồng nuôi
Tuỳ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu mà quyết định mật độ chuồng nuôi. Mật độ vừa phải thì ngan sinh trưởng và phát triển tốt. Nhờ đó hạn chế được sự lây nhiễm bệnh tật. Từ 0-4 tuần tuổi: 15-20 con trên m2 nền chuồng. Từ 9-12 tuần tuổi: 5-7 con trên m2 nền chuồng cộng với diện tích sân chơi bằng 2 lần diện tích nền chuồng.
Kỹ thuật cho ăn
Lựa chọn thức ăn
Phải bảo đảm được thức ăn luôn mới, thơm, không bị mốc mọt. Thức ăn cần phải cân đối về thành phần dinh dưỡng để đáp ứng đủ về nhu cầu sinh trưởng và phát triển của ngan trong từng giai đoạn. Sử dụng nhiều loại nguyên liệu và thức ăn bổ sung động vật, thực vật; premix khoáng và vitamin.
Khi mới bắt ngan giống về nuôi, bà con có thể cho ngan ăn cám tổng hợp dành cho ngan con cho tới khi tròn 4 tuần tuổi hoặc tận dụng thức ăn có sẵn của gia đình để trộn theo công thức sau. Lưu ý, ngan con còn bé, nên sử dụng máy băm nghiền đa năng 3A để thái nhỏ rau hoặc xay nát nhuyễn mồi tươi như: cua, cá, ốc… mới cho vật nuôi ăn, tránh làm hóc hoặc khó tiêu hóa.
Cách thức cho ngan ăn
Với mục đích của người chăn nuôi là ngan lớn nhanh nên lượng thức ăn đảm bảo thoả mãn được nhu cầu của ngan. Như vậy không có nghĩa là cứ cho ăn tự do ở mức lúc nào trong máng cũng có thức ăn, như vậy thức ăn sẽ bị ôi thiu, ẩm mốc. Thức ăn của ngan giảm đi gây ảnh hưởng tới sinh trưởng, thậm chí gây bệnh cho ngan.
Để ngan ăn được nhiều, hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt cần cho ăn như sau: Cho ngan ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp. Việc để cám thường xuyên mới và mùi thơm của cám sẽ kích thích được ngan ăn nhiều, đồng thời tránh cho ngan mổ cắn nhau.