Vắc xin là chế phẩm kháng nguyên được sử dụng để tạo miễn dịch chủ động đặc hiệu nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể vật nuôi đối với một số tác nhân gây bệnh. Có 2 loại thường được sử dụng trong chăn nuôi gà: vắc xin giảm độc lực và vắc xin vô cơ. Tiêm phòng làm cho gà tạo ra kháng thể chống lại bệnh mà việc tiêm phòng sẽ ngăn ngừa được. Khi sử dụng vắc xin cần nêu rõ các đặc điểm như tuổi tiêm vắc xin lần đầu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng đúng kỹ thuật. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin để chăm sóc gà hiệu quả qua bài viết sau.
Kinh nghiệm tiêm phòng cho gà để phòng tránh dịch bệnh hiệu quả
Khi chăn nuôi gà, các bạn cần theo dõi lịch tiêm phòng và thực hiện đúng quy trình phòng bệnh cho gà để có một đàn gà khỏe mạnh. phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin hoặc cho uống các thuốc phòng bênh là cách tốt nhất để vật nuôi phát triển khỏe mạnh, không mắc các dịch bệnh nguy hiểm, nhà nông cần theo dõi và tiêm phòng cho vật nuôi đúng thời điểm.
Dưới đây là lịch tiêm phòng cho gà, các bạn có thể tham khảo để bổ sung kiến thức trong lĩnh vực chăn nuôi của mình để có cách nuôi gà con tại nhà phù hợp. Lịch tiêm phòng có thể thay đổi tùy từng vùng, từng trang trại hoặc từng giống gà khác nhau các bạn có thể tham khảo hướng dẫn của bác sĩ thú ý địa phương, hoặc có thể tham khảo lịch tiêm phòng của gà theo tiêu chuẩn dưới đây:
1 ngày tuổi: Vaccin Marek
7 ngày tuổi: Newlasota – IB
10 ngày tuổi: Gumboro
21 ngày tuổi: ND – IB
25 ngày tuổi: Gumboro.
Kinh nghiệm tiêm phòng cho từng giai đoạn phát triển của gà
Dưới đây là chi tiết lịch tiêm phòng dành cho gà theo từng giai đoạn sẽ giúp bà con hiểu rõ bệnh mình đang muốn phòng chống và liều lượng tiêm hay cho uống như thế nào:
Tiêm phòng cho gà từ 1-10 ngày tuổi
1 ngày tuổi: phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB), pha 10ml nước cất cùng với 1 lọ vắc xin IB chủng H120 100 liều sau đỏ nhỏ vào mũi hoặc miệng mỗi con 2 giọt
3 ngày tuổi: phòng bệnh niu-cát-xơn (Bệnh gà rù), Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ Vắc – xin Niu
cát- xơn chủng F 100 liều, nhỏ miệng 2 giọt/con hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt cho một con
7 ngày tuổi: phòng bệnh đậu gà: dùng vắc xin đậu gà, pha 1 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 ml, dùng kim chủng hoặc kim may máy nhúng vào lọ vắc xin đã pha, chích vào vùng da mỏng, mặt trong cánh gà.
10 ngày tuổi: phòng bênh truyền nhiễm Gumboro. Dùng vắc xin Gumboro pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ miệng mỗi con 2 giọt hoặc nhỏ mắt mỗi bên 1 giọt một con.
Tiêm phòng cho gà từ 10 ngày tuổi trở đi
15 ngày tuổi: phòng cúm gia cầm. Tiêm dưới da cổ vắc xin H5N1 liểu 0,3ml/con. Bệnh này rất nguy hiểm có thể lây lan sang người nên các bạn cần chú ý tiêm đúng.
21 ngày tuổi: phòng lại bệnh niu-cát-xơn: dùng vắc xin Niu – cát- xơn chủng Lasota. Pha 10 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều nhỏ mắt 2 giọt. Hoặc pha 500 ml nước sinh lý mặn vào lọ 100 liều cho uống 5 ml/con
24 ngày tuổi: Phòng lại bệnh Gumboro bằng vắc xin gumboro. Cách pha: 500 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều, cho uống 5ml/con.
40 ngày tuổi: phòng bệnh tụ huyết trùng. Dùng vắc xin tụ huyết trùng tiêm dưới da cổ hoặc da ức liều 0,5ml/con
2 tháng tuổi: phòng niu-cát-xơn bằng vắc xin niu-cát-xơn chủng M. Pha 50 ml nước sinh lý mặn đã làm mát vào lọ 100 liều. Tiêm dưới da cổ hoặc cơ ngực, liều 0,5ml/con.
Với lịch tiêm phòng trên các bạn có thể yên tâm sử dụng trong chăn nuôi gà. Trong các loại mô hình chăn nuôi riêng như mô hình chăn nuôi gà ta đẻ trứng; nuôi gà công nghiệm lấy thịt hoặc lấy trứng, nuôi gà trọi hoặc gà rừng. Đều phải theo dõi và tiêm phòng cho vật nuôi đúng thời điểm. Thì sẽ tránh được các thiệt hại kinh tế, chúc bà con thành công
Kết luận
Việc dùng vắc-xin phòng bệnh là rất quan trọng. Nhưng người chăn nuôi vẫn cần đồng thời thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y phòng bệnh. Chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo cách ly và kiểm soát vào; ra khu vực chăn nuôi (trại chăn nuôi) đối với vật nuôi mới nhập về. Con người, phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ, thức ăn, nước uống, động vật khác… Vệ sinh làm sạch chuồng nuôi, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi.