Chăn nuôi vịt đẻ gồm các giai đoạn có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không được thực hiện đúng ở bất kỳ giai đoạn nào, nó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng trứng và chất lượng trứng nói chung. Giai đoạn sinh sản thì dùng nước sạch cho vịt uống và tắm. Nếu không có đủ nước hoặc vì một lý do nào đó mà vịt không uống được nước, chúng sẽ không ăn. Có rất ít tài liệu về nhu cầu dinh dưỡng của các giai đoạn vịt đẻ. Thức ăn đóng vai trò quan trọng đối với một sản phẩm an toàn nên thức ăn sử dụng cho vịt cũng phải từ cơ sở sản xuất đảm bảo vệ sinh. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin để chăm sóc gia cầm hiệu quả qua bài viết sau.
Kinh nghiệm chăm sóc vịt đẻ giúp đảm bảo sức khỏe mang lại hiệu quả kinh tế cao
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng đẻ tốt của vịt. Cung cấp đủ các loại thức ăn chính trong nhu cầu của vịt đẻ giúp đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hàm lượng các chất dinh dưỡng cho vịt
Trong chăn nuôi vịt đẻ, cần lưu ý đến lượng thức ăn cung cấp cho vịt nhằm đạt khả năng sản xuất tối đa nhưng không làm cho vịt bị béo từ đó làm giảm khả năng đẻ trứng.
Đối với thức ăn của vịt đẻ thường có 2 dạng: thức ăn hỗn hợp (thức ăn viên) và thức ăn kết hợp giữa thức ăn hỗn hợp và nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có tại địa phương; chẳng hạn như 70 – 80% thức ăn viên + 20 – 30% thức ăn tự nhiên.
Theo các khuyến cáo, dùng thức ăn viên cho vịt đẻ là tốt nhất bởi trong thức ăn viên có đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của vịt đẻ. Thức ăn thông thường như lúa, đầu tôm, ngô… thường không cân đối được các chất dinh dưỡng và hàm lượng không ổn định. Hơn nữa, dựa vào đặc điểm sinh học có thể thấy, vịt thích thức ăn dạng hạt hơn các dạng khác.
Protein dinh dưỡng quan trọng cho vịt đẻ
Protein là yếu tố đóng vai trò quyết định đến khả năng đẻ và tỷ lệ đẻ trứng của vịt. Thức ăn giai đoạn vịt đẻ cần đảm bảo 17 – 19% protein thô; Chẳng hạn, đối với giống vịt Super M. Anh Đào, Tiệp và CV 2000 nhu cầu protein thô là 19,5%; với vịt Khali Cambell, vịt cỏ là 17%. Chất lượng protein phụ thuộc vào sự có mặt của các loại axit amin. Thức ăn protein có nguồn từ động vật (như bột cá, giun ốc, cua, bột xương…) và thực vật (bột đậu, lạc…).
Protein có nguồn gốc động vật được coi là các loại thức ăn có đầy đủ hàm lượng protein, trong khi protein có nguồn gốc thực vật thường có thành phần các axit amin không đầy đủ (trong 100 g protein động vật, vịt có thể hấp thu được 70 – 90% chất dinh dưỡng; đối với protein thực vật vịt chỉ hấp thu khoảng 60 – 65%). Tuy nhiên, cần cân nhắc khi bổ sung protein có nguồn gốc động vật như bột cá vào thức ăn của vịt đẻ, bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị của trứng.
Protein đối với những khu chăn nuôi vịt rộng
Đối với những khu chăn nuôi vịt đẻ rộng, có thể thả thì việc tìm kiếm thức ăn có nhiều đạm dễ dàng hơn và người nuôi không nhất thiết phải bổ sung thường xuyên. Các nguồn dinh dưỡng đạm mà vịt có thể tìm kiếm được trong môi trường chăn thả như: ốc, trai, hến, châu chấu… đây là những nguồn cung cấp lượng đạm khá cao cho vịt.
Ngoài ra, còn có giun đất là thức ăn yêu thích của vịt, hàm lượng đạm tiêu hóa của giun đất chiếm tới 7 – 8%; đây là nguồn dinh dưỡng dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Đối với nguồn thức ăn thực vật thường có nhiều trong đỗ, lạc, bã đậu… có thể dùng cho vịt ăn.
Năng lượng cần cung cấp cho vịt đẻ
Những thức ăn giàu lượng đường thường có trong các loại thực vật như lúa, ngô, khoai, sắn… Trong đó, lúa thường được dùng khá phổ biến để nuôi vịt đẻ; trong lúa cũng có tới 5% đạm tiêu hóa. Để nâng cao khả năng tiêu hóa và có thêm vitamin H cần thiết đối với khả năng đẻ trứng của vịt, các cơ quan khuyến cáo người nuôi nên ủ cho lúa lên mầm trước khi cho vịt ăn.
Ngoài lúa ra, hiện nay ngô được dùng nhiều để nuôi các loại vịt, trong đó ngô thích hợp nhất cho vịt vỗ béo. Bởi, ngô có hàm lượng protein tiêu hóa khoảng 7,4%, lipid 4,5% và nhiều caroten. Khi vịt đẻ cho ăn ngô, lòng đỏ của trứng sẽ có màu vàng sẫm được người tiêu dùng thích hơn (tuy không thay đổi hàm lượng các chất trong quả trứng).
Vitamin thiết yếu cho vịt
Vitamin rất cần thiết trong nhu cầu dinh dưỡng của vịt đẻ, tuy nhiên đối với vịt được chăn thả thường không bị thiếu hụt các nguồn vitamin. Vì nhờ vào các thức ăn mà vịt tận dụng được trong quá trình kiếm mồi hoặc vitamin có trong thức ăn bổ sung. Nguồn vitamin ngoài tự nhiên vịt có thể tìm kiếm được đó là rong bèo, rau diếp, bắp cải, các loại cỏ…
Tuy nhiên, người nuôi cũng cần phải quan sát vào da hoặc lông của vịt. Để biết được chính xác nhu cầu vitamin của chúng. Khi vịt đẻ, nhất là vào mùa hè, nên bổ sung thêm các loại củ, quả giàu vitamin. Để đáp ứng đủ nhu cầu của vịt đẻ. Nếu thấy mỏ, chân nhợt nhạt, lông xù hoặc mắt ướt. Thì đây là những biểu hiện của vịt bị thiếu Vitamin A, B, D. Và cần phải có những biện pháp xử lý phù hợp.
Khoáng chất thiếu yếu cho trứng
Khoáng, đặc biệt là canxi là chất dinh dưỡng trong hình thành vỏ trứng. Và làm tăng tính thèm ăn của vịt. Khi vịt không được chăn thả người nuôi. Sẽ phải tiến hành bổ sung khoáng cho vịt đẻ đảm bảo tỷ lệ trứng. Một số nguồn bổ sung chất khoáng gồm vỏ trứng, vôi bột, muối ăn…
Trong vỏ trứng có tới 28% canxi, có thể lấy vỏ trứng được đun chín nghiền nhỏ. Rồi trộn với thức ăn khác để cho vịt ăn; hoặc sử dụng vôi chết để khô nghiên thành bột rồi trộn với thức ăn khác. Bổ sung hằng ngày vào chế độ ăn của vịt. Ngoài ra, bổ sung 0,5 – 1% muối vào khẩu phần ăn. Cũng giúp cung cấp thêm chất khoáng cho vịt đẻ.
Nước uống cần đảm bảo cho vịt
Vịt là loài thủy cầm nên uống rất nhiều nước. Do đó, trong chuồng nuôi phải luôn có đủ nước uống và phải đảm bảo vệ sinh cho vịt. Lượng nước cần cung cấp hàng ngày là 5 lít/con.
Ngoài các nguồn thức ăn như trên, người nuôi cũng có thể bổ sung thêm men tiêu hóa; premix, điện giải và tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho vịt. Để đạt tỷ lệ đẻ cao và phòng tránh được dịch bệnh.
Kết luận
Sử dụng nước sạch cho vịt uống và tắm. Nếu không đủ nước hoặc với một lý do nào đó vịt không uống nước. Sẽ dẫn đến không ăn và cuối cùng là không đẻ. Vào mùa hè, máng uống ở ngoài chuồng nuôi phải được che chắn. Tránh để vịt uống nước nóng, đồng thời thường xuyên thay nước uống cho vịt.