Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở gà. Bệnh thường có biểu hiện triệu chứng lâm sàng trên gà vào giai đoạn từ 1 – 12 tuần tuổi, thấy rõ ràng nhất vào giai đoạn từ 4 – 8 tuần tuổi. Trong giai đoạn này tỷ lệ gà mắc bệnh có thể ở mức 100% và tỷ lệ chết có thể ở mức 20 – 50%. Bệnh Gumboro chủ yếu gặp trên gà con và gà tây.
Bệnh Gumboro do một loại vi khuẩn tác động vào túi Fabricius gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch, điều này làm cho gà bị mắc phải những căn bệnh khác như viêm da hoại tử, hay hội chứng thiếu máu làm viêm gan thể bao hàm. Hãy cùng theo dõi bài viết được chia sẽ bên dưới về thông tin về căn bệnh Gumboro ở gà cũng như cách phòng bệnh và điều trị bệnh này nếu không may gà mắc phải.
Bệnh Gumboro ở gà
Nguyên nhân gây bệnh Gumboro ở gà
Bệnh Gumboro do Birnavirus gây ra, đặc trưng bởi sự phá huỷ túi Fabricius . Mầm bệnh có thể sống hàng tháng trong chuồng trại, hàng tuần trong nước uống, thức ăn, phân. Lứa tuổi gà mắc bệnh cao nhất là từ 3 – 6 tuần tuổi, gà nhỏ hơn có thể mắc bệnh ở thể tiềm ẩn, không biểu hiện triệu chứng, nhưng ảnh hưởng rất quan trọng vì nó làm ức chế miễn dịch, gà dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Triệu chứng bệnh Gumboro ở gà
- Thời gian nung bệnh từ 2 – 3 ngày, bệnh xảy ra thình lình, gà bệnh suy nhược, ủ rũ, lông xù, đi loạng choạng, tiêu chảy, phân có màu trắng xám, xanh lá cây, có nhiều nước, gà thường quay đầu lại mổ vào hậu môn, hậu môn dính đầy phân, gà bỏ ăn, suy nhược trầm trọng, và có thể chết. Tỉ lệ gà mắc bệnh có thể lên đến 100% .
- Gà bắt đầu chết từ ngày thứ 3 sau khi phát bệnh; tỉ lệ chết tăng nhanh, sau 5 – 7 ngày thì ngưng; những con còn sống sót khỏi bệnh. Tỉ lệ chết thường thấp, nhưng nếu điều kiện chăn nuôi kém tỉ lệ chết có thể lên đến 30% hoặc cao hơn.
Dấu hiệu của bệnh Gumoro ở gà
Cơ ngực và cơ đùi xuất huyết thành từng vệt dài; nơi tiếp xúc giữa dạ dày tuyến và dạ dày cơ bị xuất huyết. Niêm mạc ruột bị tăng tiết dịch. Lách có thể hơi sưng, có những chấm xám nhỏ trên bề mặt
Bệnh tích điển hình của bệnh tập trung ở túi Fabricius: Ngày thứ ba sau khi nhiễm trùng, túi Fabricius bắt đầu tăng kích thước; thủy thủng và có màu đỏ, bề mặt phủ một lớp gelatin, có thể xuất huyết. Ngày thứ 4, túi Fabricius tăng gấp đôi về kích thước và trọng lượng, sau đó bắt đầu teo dần. Ngày thứ 5 túi Fabricius trở lại kích thước bình thường và bắt đầu teo lại. Ngày thứ 8 có kích thước bằng 1/3 so với bình thường.
Hướng dẫn cách phòng bệnh Gumboro ở gà
Tiêm phòng vaccine cho gà 1 tuần tuổi bằng vacxin Gumboro nhỏ mắt mũi hoặc cho uống; lập lại lần 2 khi gà được 3 tuần tuổi. Gà 3 tháng tuổi chủng lần 3 bằng vacxin nhũ dầu tiêm dưới da liều 0,3-0,5ml/ con. Cần tiêm phòng cho đàn gà bố mẹ để tạo miễn dịch thụ động cho gà con trong những ngày đầu mới nở.
Hiện nay có dùng kháng thể Hanvet KTG phòng trị bệnh Gumboro, Newcastle, Viêm khí quản truyền nhiễm rất hiệu quả. Nhất là với gà hường thịt thì sử dụng Hanvet KTG là phương án tối ưu. Vì kháng thể có thể phòng bệnh Gumboro cho gà con từ lúc 1 ngày tuổi tiêm với liều 1-2 ml/con hoặc cho uống với liều gấp đôi và cứ sau 10 -14 ngày lại tiêm nhắc lại một lần kháng thể thì đàn gà thịt không cần dùng đến vacxin. Ngoài ra, kháng thể còn có tác dụng kích thích sinh trưởng giúp cho con vật mau lớn da hồng lông mượt.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh Gumboro ở gà
Trước đây chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên khi gà măc bệnh chỉ có thể điều trị triệu chứng. Nhưng hiện nay trên thị trường đã có kháng thể Gumboro.
- Dùng kháng thể Hanvet KTG với liều tiêm 1-2 ml/con, liệu trình 2-3 ngày . Thuốc có tác dụng trung hòa, tiêu diệt virus Gumboro chi sau tiêm 3-4 giờ.
- Kết hợp dùng thuốc điện giải, Anti gum cho gà uống thay nước 2-4 ngày.
- Ngoài ra cần thực hiện tốt công tác tiêu độc sát trùng, vệ sinh chuồng trại; điều này nhằm để tránh phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh.
(Tỷ lệ điều trị đạt trên 90%)