Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi cá vược nước lợ quy mô công nghiệp, phát triển mạnh và hướng tới xuất khẩu. Cá vược nước lợ là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, năng suất từ 5 – 8 tấn / ha / vụ. Tuy nhiên, mặc dù đã thành công trong việc sinh sản nhân tạo, nhưng việc nuôi cá vược công nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa được thực hiện. Để thúc đẩy nghề nuôi cá vược và cần tiến hành nuôi thử nghiệm ở quy mô công nghiệp để phát triển mạnh hơn và hướng tới xuất khẩu.
Chuẩn bị ao nuôi
Đào vét tu sửa ao: Ao nuôi phải có độ sâu khoảng 2,4m. Nước luôn đảm bảo giữ ở mức 1,2- 1,5m, diện tích ao nuôi là 350m2, có bờ cao hơn mặt bằng khoảng 20 – 30cm. Sau đó, bơm cạn ao, phơi khô. Rải nilon xuống trùm khắp đáy ao và trùm lên bờ ao. Sau đó phủ một lớp đất cát pha bùn khoảng 10- 15cm để tránh nước bị phèn và thẩm thấu ra ngoài ao.
Đặt hệ thống nén khí
Đặt 2 đường ống nhựa có đường kính 20mm chạy dọc theo chiều dài của ao. Dùng kim đan lưới dùi lỗ với khoảng 10cm, sau đó nối với máy nén khí đặt ở trên bờ. Hệ thống nhựa được đặt chếch với mặt đất 3 – 5cm. Thường xuyên kiểm tra đường ống, tránh rò rỉ giữa các khớp nối hay các ống bị vỡ ảnh hưởng đến khả năng nén khí. Phơi khô ao trong 3-4 ngày. Cho nước vào qua đường kênh dẫn nước có đặt tấm lưới lọc với mức nước cho vào khoảng 50cm. Sau đó, bón phân hữu cơ (phân gà càng tốt); với liều lượng khoảng 500kg/ha. 2 ngày sau bổ sung nước vào khoảng 1,2 -1,5m; và thả 20 cặp cá rô phi bố mẹ. Khi cá rô phi đẻ, thấy có cá bột trong ao thì tiến hành thả cá vược.
Chọn giống và thả giống
Chọn giống
Cá chẽm là loài cá dữ vì vậy yêu cầu quan trọng về con giống phải chọn kích cỡ đồng đều. Nhằm hạn chế tối đa sự hao hụt do cá ăn lẫn nhau, cá không bị xây xát. Có màu sắc tự nhiên và không bị dị tật. Cá giống khoẻ mạnh bơi lội nhanh nhẹn. Đồng thời có phản xạ tốt khi có tác động từ bên ngoài.
Thả giống
Trước khi chuyển cá về nuôi trong ao nước ngọt cần thuần hóa cá từ môi trường nước lợ. Mặn sang nước ngọt bằng cách pha nước ngọt để hạ độ mặn xuống từ từ. Thời gian thuần hóa 4 – 5 ngày cho đến khi cá hoàn toàn thích nghi ở nước ngọt lúc đó mới chuyển vào ao nuôi nước ngọt.
Cá chẽm giống có kích thước 8 – 10 cm tiến hành thả vào ao với mật độ 1,5 – 2 con/m2. Nên thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thả giống vào những ngày mưa lớn. Trước khi thả giống phải ngâm túi chứa cá giống xuống ao để khoảng 15-30 phút. Cho chúng quen dần với điều kiện ao nuôi, tránh gây sốc cá do nhiệt độ và môi trường nước ao thay đổi.
Thả cá, quản lý và chăm sóc
Cá vược dài 5cm đem thả vào ao nuôi với mật độ 4 con/m2, tổng số lượng cá thả 1.400 con. Thức ăn chủ yếu là cá liệt tươi. Hai tháng đầu cho ăn 10% trọng lượng cá. Trong ao kết hợp với cám gạo, tạo cho cá quen ăn với thức ăn tinh. Tỉ lệ phối trộn là 90% cá tạp băm nhỏ với 10% cám gạo nghiền nhỏ. Bốn tháng trước khi thu hoạch cho ăn 5 – 8% trọng lượng cá với tỷ lệ phối trộn là 70% cá tạp; và 30% cám gạo. Cho thức ăn xuống từ từ, 2 lần/ngày. Sáng 6 giờ, chiều vào 16 giờ.
Chế độ thay nước: Hai tuần đầu chỉ thay 1 lần với lượng nước thay khoảng 40%. Tháng còn lại, cứ 3 ngày thay 1 lần với lượng nước thay 50% lượng nước trong ao. Định kỳ 1 tháng kiểm tra sinh trưởng 1 lần, mỗi lần 30 con, qua đó kiểm tra cơ sở cho cá ăn hàng ngày. Định kỳ kiểm tra chất lượng nước 1lần/tháng. Tiêu chuẩn chất lượng nước về ôxy hoà tan là 4 -9mg/l, độ pH từ 7,5 – 8,5, nhiệt độ từ 26 – 32oC, độ đục <10mg/l, độ muối từ 8,0 – 25%0.
Với thời gian nuôi 6 tháng thì có thể cho thu hoạch. Trọng lượng cá thương phẩm đạt 500 -600gr/con, tỉ lệ sống 80 – 85%, năng suất 7 tấn/ha, cá vược có thể xuất khẩu sang các nước Thái Lan, Indonesia, Hồng Kông…