• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
Thứ Sáu, Tháng Sáu 13, 2025
Tin Nông Nghiệp mới 247
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Chăn Nuôi
No Result
View All Result
Home Mô hình chuồng trại Chuồng trại gia cầm

Học cách thiết kế mô hình trang trại chăn nuôi ngỗng sư tử

Nguyễn Linh by Nguyễn Linh
21/10/2021
in Chuồng trại gia cầm, Mô hình chuồng trại
0
Mô hình trang trại chăn nuôi ngỗng sư tử

Mô hình trang trại chăn nuôi ngỗng sư tử vô cùng đơn giản với bà con nông dân

Ngỗng sư tử là một loài gia cầm còn khá mới lạ đối với nhiều bà con nông dân. Loài ngỗng này có thể xuất bán sau từ 75-90 ngày, tỷ lệ xẻ thịt lên tới gần 70%. Ngỗng sư tử có khả năng tăng trọng nhanh, đem lại giá trị kinh tế cao cho các hộ dân. Tuy nhiên vì còn mới nên loài ngỗng này cũng cần có những lưu ý trong mô hình và kỹ thuật chăn nuôi để đảm bảo hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem mô hình chăn nuôi ngỗng sư tử như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

  • Đặc điểm của ngỗng sư tử
  • Mô hình chăn nuôi ngỗng sư tử
    • Cách thức lựa chọn giống tốt
    • Trang bị cho chuồng nuôi
    • Cung cấp chất dinh dưỡng cho ngỗng sư tử
      • Các nhóm thức ăn
      • Phương pháp làm thức ăn cho ngỗng
        • Với thức ăn thô xanh
        • Với thức ăn tinh
    • Cách chăm sóc
      • Với ngỗng sơ sinh
      • Với ngỗng thịt, ngỗng hậu bị
    • Sức đẻ của ngỗng sư tử
  • Giá ngỗng sư tử hiện nay

Đặc điểm của ngỗng sư tử

Ngỗng sư tử nguồn gốc xuất xứ từ Quảng Đông – Trung Quốc. Chúng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của các vùng miền ở Việt Nam. Giống này có tầm vóc cao to hơn ngỗng cỏ. Đặc điểm dễ nhận diện nhất ở đầu to, mỏ đen thẫm, trước trán có mào lớn lồi ra rõ rệt, ở giữa có vằn vàng. Kiểu giống đầu con sư tử nên chúng được gọi là ngỗng sư tử đầu.

Ngỗng có lông màu xám thẫm, xương to, thịt hơi trắng. Ngực chúng khá dài và hơi hẹp.

Từ 7 – 8 tháng tuổi chúng bắt đầu đẻ trứng. Năng suất trung bình từ 20 – 25 quả/con mái/năm.

Con đực trưởng thành có thể năng từ 6 – 7kg/con. Ngỗng cái đạt cân nặng từ 5 – 6kg/con.

Ngỗng sư tử
Ngỗng sư tử thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của các vùng miền ở Việt Nam

Ngoài giống ngỗng thuần thì chúng còn được đem lai với ngỗng cỏ. Con lai có năng suất cao vượt trội, chất lượng thịt thơm ngon.

Mào là một khối thịt nhô lên ở trán, màu nâu đen giống như bờm sư tử. Mào con mái nhỏ hơn mào con trống. Cổ dài và to. Phần trên cổ có một vệt lông đen từ đầu đến thân, ở dưới có một yếm da thừa. Cánh, lưng, gốc đuôi và hai sườn màu xám đá. Lông ở ngực, bụng màu trắng phớt vàng đất. Đặc điểm thực quản của ngỗng sư tử mỏng nên khi nhồi béo dễ bị sây sát và vỡ thực quản, vì vậy không dùng ngỗng này để nhồi béo. Ngỗng sư tử có tính dữ tợn (ở con trống) nhất là những lúc cần tự vệ.

Ngỗng có sức đề kháng tốt. Ngỗng sinh trưởng và phát triển nhanh, thích nghi tốt với điều kiện thiên nhiên nhiệt đới. Ngỗng Sư Tử ở Việt Nam đã bị pha tạp nhiều. Chúng thích hợp với phương thức chăn thả trên đồng bãi như ngỗng Cỏ.

Mô hình chăn nuôi ngỗng sư tử

Cách thức lựa chọn giống tốt

Nếu là trang trại lần đầu nuôi ngỗng, nên chọn mua giống ở địa chỉ uy tín.

Dựa vào các đặc điểm ngoại hình để chọn lựa:

  • Ngỗng đực: đầu to, mắt to và sáng. Đi lại bình thường, cứng rắn, ngực sâu và rộng. Cổ chúng to, thân dài, hai chân cân đối, lông mịn mượt mà.
  • Ngỗng cái: Đầu to vừa phải, cũng chọn những con lông mịn mượt. Mắt ngỗng cái tinh nhanh, mỏ không quá dài, cổ nhỏ. Phần lông đuôi của chúng thưa.
  • Cả 2 con đều khỏe mạnh, không mang bệnh, ăn uống bình thường, không dị tật.

Mua ngỗng giống ở thời điểm 1 tháng tuổi. Hoặc cùng lắm là 30 – 65 ngày tuổi là đẹp nhất. Khối lượng 1 con từ 85 – 100g.

Việc phân biệt giống cái và giống đực khá phức tạp nếu như chưa có kinh nghiệm. Cách đơn giản hay dùng nhất là kẹp giữa hai chân theo tư thế: cho chân ngỗng chổng lên trời. Dùng tay ấn xung quanh lỗ huyệt của chúng. Vạch phần lông ở đây ra, nếu thấy có dương vật thì là con cái. Khi được 1 tháng tuổi, dương vật đã gần 6 – 7mm.

Trang bị cho chuồng nuôi

Chăn nuôi theo quy mô trang trại đòi hỏi bà con phải quy hoạch với đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị. Hình thức bán tự do được áp dụng phổ biến hơn cả. Đàn ngỗng vừa có chuồng nhốt, vừa có sân chơi, bãi cỏ. Chuồng nuôi thông thoáng, phân tách các khu vực giống, hậu bị, thịt riêng biệt. Nuôi úm phải chuẩn bị quây úm, đèn sưởi, chất độn chuồng.Từ 1 – 7 ngày duy trì mật độ nuôi 10 – 15 con/m2. Từ 8 – 28 ngày duy trì 6 – 8 con/m2. Ngỗng trưởng thành duy trì mật độ nuôi theo điều kiện của từng trang trại.

Chuẩn bị máng ăn, máng uống đầy đủ. Máng ăn kích thước 45cm x 60cm x 2cm (25 – 30 con nhỏ).

Nuôi ngỗng theo quy mô trang trại
Nuôi ngỗng theo quy mô trang trại đòi hỏi phải quy hoạch đầy đủ cơ sở vật chất

Cung cấp chất dinh dưỡng cho ngỗng sư tử

Các nhóm thức ăn

Thức ăn nuôi ngỗng rất đa dạng, được chia thành các nhóm khác nhau:

  • Nhóm thức ăn tinh bột: thóc, ngô, kê, cao lương, cám gạo…
  • Nhóm thức ăn thô xanh: cỏ mọc tự nhiên (cỏ hòa thảo, cỏ gà, cỏ chỉ, cỏ mật, cỏ ba lá…), cỏ voi, cỏ sả, thân lá cây lạc, cây bình linh…; Khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu bí, thân cây chuối…
  • Nhóm thức ăn giàu protein: đậu tương, lạc, đậu mèo, đậu xanh, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc…; Nguồn protein động vật như: bột cá, bột máu, bột thịt xương, bột đầu tôm…
  • Nhóm thức ăn cung cấp chất khoáng và vitamin: bột vỏ sò, vỏ hến, vỏ trứng, đá vôi, bột xương động vật, premix khoáng; Các loại premix vitamin được phép sử dụng theo tiêu chuẩn của nhà nước TCVN – 3142 – 79.

Phương pháp làm thức ăn cho ngỗng

Chủ trang trại chăn nuôi hoàn toàn có thể chủ động sản xuất thức ăn cho ngỗng, tiết kiệm chi phí đầu vào. Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp chế biến tại chỗ nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng tính ngon miệng cho gia cầm.Cân bằng các nhóm thức ăn cho ngỗng theo từng thời điểm phát triển, cụ thể:

Với thức ăn thô xanh

Chăn nuôi theo mô hình trang trại, bà con có thể thả ra đồng cỏ tự nhiên quy hoạch xung quanh chuồng nuôi hoặc thu hoạch cỏ về nhà. Cỏ tươi đem nghiền nhỏ, bỏ vào máng ăn hàng ngày cho ngỗng.

Quy mô đàn lớn, bà con có thể dự trữ bằng cách ủ xanh thức ăn cho chúng ăn dần. Phương pháp này giúp cho giá trị dinh dưỡng ít bị hao phí. Lại góp phần tăng tỷ lệ tiêu hóa nhờ sự lên men làm mềm của vi sinh vật có lợi. Một chiếc máy băm cỏ là cần thiết với các nông hộ, trang trại.

Chăn nuôi nông hộ cũng có thể tham khảo chiếc máy băm nghiền đa năng 3A, tích hợp 3 trong 1 để đa dạng hóa thức ăn cho đàn ngỗng.

Chủ trang trại chăn nuôi hoàn toàn có thể chủ động sản xuất thức ăn
Chủ trang trại chăn nuôi hoàn toàn có thể chủ động sản xuất thức ăn cho ngỗng
Với thức ăn tinh

Cách chế biến thức ăn tinh phổ biến nhất là ép thành cám viên nuôi ngỗng. Nguyên liệu ở trên đem nghiền nhỏ thành dạng bột. Sau đó phối trộn với nhau theo tỉ lệ và độ ẩm thích hợp. Cuối cùng, chỉ việc bỏ vào máy ép cám viên 3A. Nguyên liệu đầu ra có thể điều chỉnh theo yêu cầu nhờ bộ phận mặt sàng đi kèm.

Viên cám sau khi ép rất chắc, tỉ lệ dinh dưỡng phân phối đồng đều. Như vậy, bà con không cần phải mua cám tiên tổng hợp bên ngoài mà vẫn giúp đàn ngỗng nuôi ăn ngon miệng.

Cách chăm sóc

Ngỗng cần tiêu hóa hàm lượng chất xơ cao hơn các loại gia cầm khác. Vì thế, hàng ngày, bà con cung cấp cho chúng thức ăn thô xanh, rau cỏ nhiều hơn.

Với ngỗng sơ sinh

1 tháng đầu tiên quây úm ngỗng con bằng đèn sưởi và lồng úm gà. Sử dụng bóng điện 75 – 100w/m2. Mật độ thả 30 – 40 con. Nhiệt độ giảm dần từ tuần 1 đến tuần 4. Tuần 1 là 32 – 35 độ. Tuần 4 ở mức 23 – 25 độ – nhiệt độ môi trường.

Khẩu phần thức ăn của ngỗng con: 70% ngô thóc nghiền, 15% cám, 5% protein động vật, 8% protein thực vật, 2% thức ăn bổ sung. Nhưng 1 – 2 đầu tiên không nên cho chúng ăn protein động vật ngay.Dùng xà lách, rau diếp, cỏ non thái nhỏ trộn cùng cám gạo cho ngỗng con.

Với ngỗng thịt, ngỗng hậu bị

Tuy tầm vóc to lớn nhưng giống ngỗng này lại có thực quản mỏng. Nếu nhồi, vỗ béo quá nhiều thức ăn sẽ khiến thực quản dễ bị sây sát, thậm chí là vỡ thực quản. Vì thế chúng không thích hợp để nuôi nhồi vỗ béo quá nhiều giống như ngan.

Tiến hành vỗ béo cho ngỗng từ sau 50 ngày tuổi. Yêu cầu chuồng nuôi yên tĩnh, độ ẩm từ 75 – 80%. Cho chúng ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, nước sạch. (Tham khảo lại công thức vỗ béo thích hợp ở bảng trên). Sau 10 ngày đầu vỗ béo, chúng phải luôn được ăn no đủ. Khi đạt mức béo vừa phải, cho ăn thức ăn ngon, giàu dinh dưỡng.

Thời gian vỗ béo ngỗng trong khoảng 15 ngày. Không nên kéo dài thời gian vỗ béo, nếu không tỉ lệ tăng trọng cũng rất thấp, năng suất kém. Ngỗng thịt xuất chuồng khi được 75 – 90 ngày nuôi. Tỷ lệ thịt xẻ từ 60 – 66%.

Trường hợp nuôi hậu bị đẻ trứng, lấy con giống không áp dụng phương pháp vỗ béo. Chọn tỉ lệ trống mái: 1/4 – 1/5. Giai đoạn này chủ yếu là nuôi “cầm xác”, tránh để chúng béo lên.

Sức đẻ của ngỗng sư tử

Ngỗng Sư tử sinh sản theo mùa vụ, vụ đẻ kéo dài từ tháng mười đến tháng tư năm sau. Trứng có khối lượng khá to, nặng 160 – 180g. Ngỗng cái đẻ trứng lúc 8 – 9 tháng tuổi, tuy vậy, những con nở sớm vào vụ xuân có thể đẻ sớm hơn do nhận được ánh sáng ngày dài hơn, thời tiết ấm dần lên và thành thục sớm hơn. Chúng có sức đẻ rất lớn từ 50 – 70 quả/năm.

sinh sản theo mùa vụ
Ngỗng sư tử sinh sản theo mùa vụ kéo dài từ tháng mười đến tháng tư năm sau

Ở Việt Nam, nhu cầu của những phụ nữ mang thai muốn trứng ngỗng bồi bổ với mong muốn con sẽ thông minh, khỏe mạnh là rất cao cho nên trứng ngỗng giá đắt, và thương lái tìm cách nhập lậu trứng ngỗng Trung Quốc về bán tại Việt Nam, cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã từng thu giữ chỉ trong một lần lô hàng trứng ngỗng Trung Quốc nhập lậu lên đến 15 thùng trứng ngỗng, chứa tổng số 1.500 quả không có giấy tờ kiểm dịch

Giá ngỗng sư tử hiện nay

Nuôi ngỗng sư tử cung cấp ra thị trường cả con giống, thịt và trứng. Giá tham khảo cho bà con như sau:

  • Giá ngỗng sư tử giống: 100.000 – 110.000 đồng/con
  • Giá ngỗng sư tử thịt: 200.000 – 450.000 đồng/kg

Ngỗng sư tử ăn nhiều và khả năng tiêu hóa rất tốt. Nếu điều kiện nuôi và nguồn thức ăn đủ, giàu dinh dưỡng, chỉ sau 1 tháng chúng đã lớn gấp 20 lần lúc mới nở. Trong khi đó, gà phải mất ít nhất 2,5 tháng. Đến  6 – 7 tháng, giống ngỗng sư tử đầu vẫn tiếp tục phát triển, thân hình to vạm vỡ. Có thể thấy, giống ngỗng này hoàn toàn thích hợp và nhiều tiềm năng để phát triển thành mô hình trang trại quy mô lớn.

Tags: chăn nuôichất dinh dưỡngchuồng trại gia cầmmô hình trang trạiNgỗng sư tử
Previous Post

Bệnh nấm diều ở bồ câu nhà có nguy hiểm?

Next Post

Các cách nhận biết bệnh nhiễm trùng huyết

Nguyễn Linh

Nguyễn Linh

Next Post
Các cách nhận biết bệnh nhiễm trùng huyết

Các cách nhận biết bệnh nhiễm trùng huyết

Please login to join discussion
  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Muộn nhất
Gà chọi

Kinh nghiệm lựa chọn đuôi gà chọi chuẩn nhất

21/10/2021
bệnh tự ăn lông

Bệnh tự ăn lông ở chim cút nhà nguyên nhân từ đâu?

21/10/2021
Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

21/10/2021
Chăm sóc gà chọi ở giai đoạn 7 tháng tuổi

Phương pháp chăm sóc gà chọi ở giai đoạn 7 tháng tuổi đúng chuẩn sư kê

20/10/2021
Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

0
Chuồng trại nuôi vịt

Hướng dẫn cách phòng và trị bệnh nấm phổi ở vịt

0
Chăm sóc vịt theo đàn

Hướng dẫn cách điều trị và phòng bệnh tụ huyết trùng ở vịt

0
Gà bị viêm đường hô hấp

Phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cho gà

0
Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

21/10/2021
Nước uống cho gà

Tổng hợp các loại nước uống cho gà chọi từ thiên nhiên

21/10/2021
Gà chọi ăn lòng đỏ trứng

Những sai lầm thường gặp khi cho gà chọi ăn lòng đỏ trứng

21/10/2021
Gà chọi

Một số lưu ý quan trọng khi chọn thức ăn cho gà chọi

21/10/2021

Thông Tin Mới

Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

Cách làm chuồng bay cho gà chọi đơn giản

21/10/2021
Nước uống cho gà

Tổng hợp các loại nước uống cho gà chọi từ thiên nhiên

21/10/2021
Gà chọi ăn lòng đỏ trứng

Những sai lầm thường gặp khi cho gà chọi ăn lòng đỏ trứng

21/10/2021
Gà chọi

Một số lưu ý quan trọng khi chọn thức ăn cho gà chọi

21/10/2021
Gà chọi

Kinh nghiệm lựa chọn đuôi gà chọi chuẩn nhất

21/10/2021
Lên cựa gà chọi

Chia sẻ cách lên cựa gà chọi kết thúc đối thủ nhanh chóng

21/10/2021
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright by sydfalk.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright by sydfalk.com