Trứng bắc thảo đã trở thành món ăn được nhiều người ưa thích bởi màu đen độc đáo và vị béo ngậy hấp dẫn. Loại trứng này được dùng trong các món canh rất bổ dưỡng và là món khoái khẩu của nhiều người. Nếu gia đình bạn “ghiền” thì hãy nhanh tay thử ngay cách làm trứng bắc thảo tại nhà nhé. Bạn tha hồ thể hiện tài năng của mình và khiến ai cũng thích bởi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trứng bắc thảo hay còn gọi là bách nhật trứng, là một loại món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đối với loại trứng này có thể dùng trứng vịt, trứng gà hoặc trứng cút tùy theo sở thích. Không chỉ có hương vị hấp dẫn, đây còn là món ăn giải nhiệt, bảo vệ mạch máu, có lợi cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A dồi dào trong trứng giúp tăng số lượng hồng cầu trong máu. Do đó, rất tốt cho những bệnh nhân bệnh xuất huyết hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp.
Trong số các món ăn làm từ trứng, trứng bắc thảo có lẽ là món đặc biệt nhất, đặc biệt là về tên gọi, hương vị và cách chế biến. Trứng bắc thảo là món ăn bổ dưỡng, cách làm món này cũng không quá cầu kỳ.
Tìm hiểu về trứng bắc thảo
Trứng bắc thảo là một món ăn độc đáo, xuất phát từ Trung Quốc từ khoảng 500 năm trước. Món ăn này được nhiều người yêu thích dù có mùi khó chịu bởi vị ngon và giàu chất dinh dưỡng. Điểm độc đáo của món trứng bắc thảo chính là sau khi ngâm ủ, phần lòng trắng trứng trông giống thạch, có màu nâu sẫm hoặc xanh lá cây, còn lòng đỏ của trứng có màu xanh đen và mềm. Chính vì thế, cách làm trứng bắc thảo cũng khiến nhiều người tò mò. Trứng bắc thảo có thể được làm từ trứng vịt, trứng cút hoặc trứng gà. Ở một số nơi, trứng bắc thảo còn được sử dụng như một món khai vị, dùng kèm với gừng muối.
Công dụng tuyệt vời của trứng bắc thảoTrứng bắc thảo tốt cho hô hấp
Trứng bắc thảo là loại thực phẩm giàu vitamin A nên khi ăn có thể giúp bảo vệ hệ hô hấp, thúc đẩy hệ miễn dịch, phòng chống các bệnh về phổi và viêm hô hấp.
Trứng bắc thảo giúp giải rượu
Trứng bắc thảo là loại trứng có công dụng giải độc rượu rất tốt, giúp bài tiết chất cồn nhanh chóng. Khi ăn trứng bắc thảo, người say rượu sẽ tránh được những triệu chứng không tốt như đau đầu, buồn nôn,…
Trứng bắc thảo giúp giải nhiệt hiệu quả
Trứng bắc thảo có công dụng giảm nhiệt cho những người hay mắc chứng lở miệng. Những người bị nhiệt miệng hoặc hay bị lên mụn nhọt, nóng gan,… nên ăn loại thực phẩm này để giúp bệnh nhanh chóng giảm.
Trứng bắc thảo làm cầm máu
Trứng bắc thảo có khả năng kích thích hồng cầu sinh trưởng, cầm máu nên rất tốt cho những đối tượng có bệnh xuất huyết. Bên cạnh đó, phụ nữ có chu kì kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài thời kỳ kinh nguyệt cũng nên ăn loại trứng này.
Cách làm trứng bắc thảo
Nguyên liệu để làm trứng bắc thảo
– Trứng vịt: 30 quả
– Đinh hương: 1 muỗng cà phê
– Bột quế: 3 muỗng cà phê
– Rau dền: 1 bó (có thể thay bằng vỏ trấu)
– Trà mạn: 50 gr
– Trắc bạch diệp: 40 lá
– Diêm sinh: 1/2 muỗng cà phê
– Phèn chua: 3 muỗng cà phê
Các bước làm trứng bắc thảo
Bước 1
Rửa sạch trứng vịt, lau khô. Đem ngâm trứng vịt với 1 lít nước đã hòa phèn chua trong 3 ngày mới được lấy ra. Trong 3 ngày này, là thời gian lòng trắng trứng sẽ biến đổi trong suốt như thạch rau câu.
Bạn cũng có thể ngâm trứng vịt trong hỗn hợp bùn nhão được làm từ đất sét pha kiềm và nước, hoặc có thể dùng tro gỗ, vôi tôi, muối, nhằm duy trì thời gian ủ trứng lâu nhất.
Bước 2
Tán nhỏ đinh hương, sao vàng lên. Quả bồ kết nướng cháy thành than rồi giã hoặc xay nhuyễn như bột. Pha trà mạn với khoảng 700ml nước sôi, vắt lấy nước còn bã bỏ đi. Phơi khô rau dền gai, đốt lấy tro (nếu không có rau dền có thể thay bằng vỏ trấu).
Giã nhỏ lá trắc bạch diệp rồi trộn với bột quế và bột diêm sinh. Đem tất cả những thứ trên trộn đều ta sẽ được hỗn hợp bùn chuẩn bị cho bước làm trứng bắc thảo tiếp theo.
Bước 3
Quét bùn phủ kín toàn bộ từng quả trứng, lăn qua lớp vỏ trấu mỏng sao cho thật đều. Xếp đầu nhọn của trứng xuống dưới, đặt trong một cái hũ hoặc bình kín; chôn xuống đất khoảng 3 tháng (hoặc lâu hơn).
Trong thời gian 3 tháng, lớp bùn bên ngoài sẽ khô lại và chúng ta đã có thành phẩm hột vịt bắc thảo tuyệt ngon.
Thành phẩm hột vịt bắc thảo tuyệt ngon sau 3 tháng ủ.
Bước 4
Trứng bắc thảo có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, thậm chí ăn sống. Đối với các trẻ nhỏ, bạn có thể dùng trứng bắc thảo để nấu cháo, nấu súp, rất ngon và bổ dưỡng.
Chúc bạn thành công với cách làm trứng bắc thảo trên đây!