Gà Mía Lai là giống gà đặc sản xuất phát từ xã Đường Lâm (TP Sơn Tây, Hà Nội) và gắn liền với những địa danh đặc trưng của xứ Đoài như chợ Mía, chùa Mía. Giống gà gắn liền các hoạt động thường ngày cũng diễn ra tất cả các lễ hội lớn trong năm. Thậm chí những người lớn tuổi còn chọn những thứ đẹp nhất để dâng lên vua hoặc cúng thần trong chùa.
Dáng chuẩn của chú gà trống có bộ lông màu mận chín. Con gà mái có lông màu lá chuối khô. Trong nhóm các giống gà lớn của Việt Nam như Đông Tảo, Mía, Hồ, Chọi, Móng,… thì gà Mía được xếp theo thân đẹp, chất lượng thơm ngon. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin để chăm sóc gà hiệu quả qua bài viết sau.
Gà mía lai giống gà được lại giữa gà ta với gà lương phượng cho thịt thơm đặc trưng
Kỹ thuật chăn nuôi gà mía lai – gà mía lai là giống gà được lại giữa gà ta với gà lương phượng cho thịt thơm đặc trưng, da giòn, mỡ dưới da ít, sức đề kháng cao rất thích hợp với điều kiện chăn thả của các hộ gia đình khu vực miền núi có diện tích vườn bãi rộng. Để có kỹ thuật chăn nuôi gà mía hiệu quả bà con cần biết một số thông tin về loại gà này để có lựa chọn phù hợp với điều kiện địa lý.
Gà mía có khả năng chống chịu rét rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn chỉ sau 4 tháng là có thể xuất chuồng. Trọng lượng trung bình đạt từ 1,6 – 2,2kg phù hợp với nhu cầu thức ăn cho 1 gia đình nên gà bán rất được giá.
Tốc độ tăng trưởng của gà mía lai
Giai đoạn gà mía từ 40 – 42 ngày tuổi cho trọng lượng đạt 0,6 – 0,8kg/con, 72 ngày tuổi đạt 1,3 -1,5kg/con, 90 ngày tuổi đạt trọng lượng 2,2 kg/con.
Gà mía chăn nuôi theo mô hình thả vườn sẽ mang lại nhiều lợi thế cho bà con : chi phí đầu tư xây dựng chuồng trại thấp, tiết kiệm được nhiều chi phí cho nguyên vật liệu chăn nuôi (điện, nước, quạt thông gió, sử dụng ít chất độn chuồng).
Đặc điểm và ngoại hình của giống gà mía lai
Gà Mía lai có lông màu vàng đậm xen lẫn màu đen ở cánh, đuôi, đầu và chân nhỏ, da mỏ và chân có màu vàng, mào cờ. Mình ngắn, đùi to và thô, mắt sâu, chân có 3 hàng vảy, sắc lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng. Là loại ít bị pha tạp so với các giống gà nội khác.
Có tốc độ mọc lông chậm, khi gà được 3 tháng có tỷ lệ nuôi sống đạt 96%. Năng xuất đẻ trứng thấp, tuổi đẻ muộn 7-8 tháng cho sản lượng trứng là 50 -55 quả/ mái/năm.
Kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc gà mía lai
Gà mía là giống gà thích hợp thả vườn nên có cách nuôi khác với gà công nghiệp. Để gà mía cho hiệu quả năng suất cao nhất bà con không những cho gà ăn cám. Mà còn bổ sung thêm nhiều thức ăn dân dã như ăn thóc, cám gạo, ngô nghiền, rau xanh. Bổ sung các loại khoáng, vitamin, nhất là gà ở giai đoạn đẻ trứng. Và vỗ béo để nâng cao sức đề kháng cho gà.
Chuồng trại phải có sân chơi rộng rãi, có hàng rào bảo vệ khỏi chó, mèo, chuột. Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, thực hiện quy trình phòng bệnh nghiêm chỉnh đúng độ tuổi.
Gà mía lai ngoài đặc điểm ngoại hình ra thì tất cả từ quy trình chọn con giống. Cách xây dựng chuồng trại, úm gà, điều chỉnh nhiệt độ ánh sáng. Lịch tiêm phòng vắc xin đều giống với kỹ thuật chăn nuôi gà khác. Bà con có thể tham khảo thêm tại mục kỹ thuật chăn nuôi gà của chúng tôi. Để lựa chọn cho mình giống gà phù hợp với điều kiện khí hậu.
Chăn nuôi gà mía hiện đang rất phát triển tại nhiều khu vực. Cho thu nhập cao và giải quyết việc làm cho hàng ngàn hộ gia đình. Trước khi chọn nuôi bà con chú ý đến thời điểm các dịp lễ để bán được giá hơn.
Kết luận
Ngoài ra phương pháp chăn nuôi gà mía bằng thảo dược góp phần nâng cao giá trị nguồn thương phẩm. Sử dụng thảo dược xung quanh nhà còn hỗ trợ tăng sức đề kháng. Giảm sự tấn công của mầm bệnh, virus cho đàn gia cầm. Các loại thảo dược nuôi gà mía như: tỏi, gừng, lá thị, cỏ mực, cam thảo, quế chi, bồ kết…