Gà ri là một trong những giống gà nội phổ biến nhất ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay. Thịt gà thơm ngon, săn chắc, bổ dưỡng, chất lượng vượt trội so với các giống gà thương phẩm khác nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Vì vậy, mô hình nuôi gà ri thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người chăn nuôi.
Chúng được thuần hóa lâu đời, được nuôi phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung. Thịt gà được đánh giá cao về chất lượng thịt và trứng, thịt gà thơm, săn chắc, thịt nhỏ, mềm. Sau đây hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin để chăm sóc gà hiệu quả qua bài viết sau.
Gà ri là giống gà nội đã có từ rất lâu đời
Gà ri là giống gà nội đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng (nuôi lấy trứng, thịt), được … Gà Ri hoa mơ có mào cờ; màu da vàng; màu lông chủ yếu là màu lông hoa mơ.
Chọn gà Ri giống 1 ngày tuổi đúng chuẩn
Gà con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, đàn gà giống bố mẹ phải sạch bệnh. Bộ lông có màu vàng bông đặc trưng. Dáng đi nhanh nhẹn, mỏ khép kín, chân bóng, bụng thon, rốn kín.
Chuẩn bị trước khi nuôi gà Ri
Trước khi úm gà Ri
Cần bố trí chuồng nuôi, quay úm, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống, tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày. Chất độn chuồng: vỏ trấu, dăm bào sạch, dày 5-10 cm được phun sát trùng khi sử dụng. Đảm bảo thông thoáng không khí trong chuồng nuôi.
Chuồng trại nuôi gà
Chọn khu đất cao ráo, có độ dốc vừa phải, thoáng mát, xây theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng được nắng sáng và tránh được nắng chiều.
Nếu nuôi gà trong chuồng hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn, 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền). Nếu nuôi gà trong thả vườn, chuồng gà là nơi để tránh mưa nắng và ngủ đêm, mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.
Sàn chuồng gà được làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh. Rào chắn xung quanh vườn bằng lưới sắt, lưới nilon, tre hoặc gỗ… tùy điều kiện chăn nuôi của từng hộ gia đình và trang trại. Thời tiết khô ráo thả gà ra sân, vườn chơi, buổi tối cho gà về chuồng
Chú ý khác khi nuôi gà Ri
Bật đèn sưởi ấm quây úm trước khi bắt gà thả vào chuồng. Bổ sung điện giải cho gà ngay khi bắt gà về chuồng, thêm VTM C nếu trời nóng. Chủng vacxin LASOTA lúc 1 ngày tuổi, lặp lại lúc 12 và 28 ngày tuổi. Sau 24h thì mới cho ăn:
Sáng bổ sung thêm B-complex, men vi sinh, Chiều cho uống kháng sinh (có thành phần ampicillin hoặc amoxicillin…). Bổ sung theo lịch như vậy 3 ngày liên tiếp (men visinh cách ngày cho uống 1 lần). Phòng các bệnh Newcastle, Gumboro, đậu gà theo lịch tiêm phòng vacxin. Phòng cầu trùng ngày thứ 11 – 14 và 21 – 24 cho giống gà Ri. Phòng hen vào ngày thứ 2 – thứ 4 và ngày thứ 24 – thứ 28 cho giống gà Ri.
Kết luận
Gà ri tuy nhỏ, lớn chậm nhưng lại có chất lượng thịt cao vượt trội. So với hầu hết các giống gà thịt thương phẩm khác. Đặc điểm này khiến người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn tới giống gà bản địa này. Thay vì các giống gà lai, được nuôi theo hướng công nghiệp như hiện nay. Do đó, mô hình nuôi gà ri hứa hẹn đầy đầy tiềm năng và bền vững trong hàng chục năm tới.