Bệnh nấm phổi ở gia cầm (Tiếng Anh là Avium Aspergillosis) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra ở các loài gia cầm và chim. Biểu hiện đặc trưng của bệnh nấm phôi này là hình thành các khối u nấm màu vàng xám ở lá phổi, hình thành những túi hơi, từ đó làm cho các vật nuôi rối loạn đường hô hấp và chết với tỷ lệ cao.Trong tất cả các loài gia cầm thì loài ngỗng là giống dễ mắc bệnh nhất rồi đến các loại gà tây và ít hơn là gà và gà sao. Vì vậy hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết nguyên nhân.
Bệnh nấm phổi vô cùng nguy hiểm ở gia cầm
Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển. Trong chăn nuôi gia cầm, cần chú ý hơn về bệnh dịch, sớm phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nấm phổi.
Lý do gây ra bệnh nấm phổi
Chủ yếu do nấm Aspergillus Fumigatus, Mucoraceae gây bệnh cho gia cầm và các loài chim, trong đó vịt, ngan và ngỗng mẫn cảm nhất. Bệnh do nấm Aspergillus fumigatus gây ra, các sợi nấm có đường kính 3 – 4 micro met. Các bào tử nấm có hình tròn được xếp thành chuỗi, có sức đề kháng cao với nhiệt độ và hóa chất. Muốn diệt được nấm cần phải hấp khô 120 độ C trong vòng 1 giờ, hoặc đun sôi 100 độ C trong thời gian 5 phút; nếu dùng hóa chất thì dùng ở nồng độ cao (2,5% với formol hoặc axít Salixylic).
Khi gia cầm mắc bệnh thì phổi, màng phổi và túi khí có những hạt lấm tấm màu vàng, xanh xám có kích cỡ bằng đầu đinh ghim, hạt đỗ, bấm thấy cứng và dai, đó chính là các ổ nấm. Nhiều trường hợp, từ các ổ nấm này phát triển sang thanh quản, gan, ruột, não, thậm chí cả ở mắt. Trên túi khí và màng phúc mạc có dịch đục fibrin mủ tạo thành từng đám màu ghi vàng. Trong chăn nuôi tập trung, bệnh thường lây lan đồng loạt và gà chết ngay sau 1-2 ngày ở gia cầm non từ 1 đến 2 tuần tuổi. Thể bệnh mãn tính thường thấy ở gia cầm trưởng thành, viêm đường hô hấp điển hình kéo dài. Gia cầm chết do gầy rạc và suy hô hấp.
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm phổi
Gia cầm hít bào tử nấm có trong môi trường chăn nuôi như trong không khí, máy ấp, máy nở, chất độn chuồng; bào tử nấm phát triển thành ổ nấm, tạo những hạt màu trắng xám hay màu vàng ở phổi hoặc thành các túi khí, phá hoại mô bào, gây ảnh hưởng hô hấp và nấm tiết ra độc tố gây nhiễm độc huyết, gây trúng độc toàn thân và chết. Gia cầm nuôi nhốt theo phương pháp chăn nuôi tập trung thì bệnh thường nặng hơn nuôi chăn thả.
Các triệu chứng xảy ra bệnh
Bệnh thường xảy ra quá cấp tính hoặc cấp tính đối với gia cầm con. Gia cầm 5 ngày tuổi đã có thể phát bệnh do hít bào tử nấm từ máy ấp, máy nở, thông thường bệnh xảy ra ở 2-4 tuần tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 80%.
Lúc đầu, gia cầm chết đột ngột, thể trạng bình thường, sau đó một số có biểu hiện như kém ăn, thở khó, nhịp thở tăng, khi bắt gia cầm lên thấy rõ tiếng thở lách tách từ phổi. Gia cầm khô chân, khô mỏ, tiêu chảy, một số con có triệu chứng co giật (do độc tố nấm ảnh hưởng đến thần kinh); gia cầm gầy dần và chết.
Bào tử nấm Aspergillus fumigatus đi vào đường hô hấp đến phổi.Trong quá trình sinh sản, các tế bào nấm tạo ra độc tố làm hư hại mô bào, sau đó các sợi nấm xâm nhập qua thành mạch theo máu đi tới định vị ở GAN, RUỘT, NÃO, MẮT. Những độc tố này là gây nhiễm độc huyết gia cầm bị nhiễm độc toàn thân, co giật và chết.
Bệnh tích nấm phổi
Bệnh tích chủ yếu trên phổi: Các hạt nấm màu trắng xám hoặc vàng trên phổi, hạt nấm có thể như hạt gạo, rắn; nếu bệnh nặng, cắt phổi thấy hạt nấm lan hết các phế nang, phế quản làm phổi đặc, chắc, khi thả xuống nước, phổi lơ lửng hoặc chìm. Một số trường hợp, nấm lan sang màng phổi, túi khí, kế phát vi khuẩn gây viêm.
Bào tử nấm Candida albicans có trong thức ăn, nước uống đi vào đường TIÊU HÓA gây bệnh tích ở MIỆNG, THỰC QUẢN, DIỀU lớp biểu mô của các cơ quan này bị phá hủy à tăng sinh tạo thành một lớp màng giả màu trắng xám trong xoang miệng.
Vịt, gà có hơi thở hôi, giảm ăn, xù lông, chậm lớn.Tiêu chảy phân sống,nôn ói thức ăn có mùi chua, hôi thối. Trong miệng có lớp mảng bám màu trắng, niêm mạc miệng, thực quản có thể bị loét. Vịt khô chân, khô mỏ. Bên trong xoang mũi có những nốt nấm màu trắng đục. Thường tỷ lệ chết thấp, nhưng khi kế phát bệnh bại huyết do Riemerella anatipestifer hay E.coli, thương hàn… thì tỷ lệ chết tăng cao.
Các chuẩn đoán bệnh nấm phổi
- Dựa vào triệu trứng và bệnh tích điển hình như trên để chẩn đoán bệnh.
- Chẩn đoán phân biệt: bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh đường hô hấp mãn tính (CRD), bệnh do E.coli thể viêm túi khí, bệnh viêm phế quản (IB) và bệnh viêm thanh khí quản (ILT):
Các bệnh ở gia cầm
STT | Tên bệnh | Loài gia cầm mắc bệnh | Tuổi gia cầm thường mắc | Triệu chứng điển hình | Bệnh tích điển hình |
1 | Bệnh nấm phổi | Các loài gia cầm | 2-4 tuần tuổi | Lúc đầu, gia cầm chết đột ngột, sau đó có biểu hiện như kém ăn, thở khó, nhịp thở tăng, tiếng thở lách tách từ phổi.
Khô chân, khô mỏ, tiêu chảy, một số con có triệu chứng co giật, gầy dần và chết. |
Các hạt nấm màu trắng xám hoặc vàng trên phổi |
2 | Bệnh đường hô hấp mãn tính (CRD) | Các loài gia cầm | Các lứa tuổi | Ủ rũ, xù lông, kém ăn; chảy nước mũi, mắt hay vẩy mỏ, sưng mặt, mào tím.
Khó thở, há mỏ thở; hen rít nhiều về ban đêm; gầy nhanh; tiêu chảy phân xanh, trắng.
|
Xác gia cầm bệnh thường gầy, mào tím
Túi khí viêm, dày hơn và đục, có thể gặp viêm dính bã đậu. Phổi có thể thủy thũng, thâm đen, nhục hóa. |
3 | Bệnh do E.coli thể viêm túi khí | Các loài gia cầm | 4-9 tuần tuổi, trước khi gà vào đẻ | Ủ rũ, kém ăn, thở khó, nhịp thở tăng.
Khô chân, khô mỏ, tiêu chảy. |
Túi khí viêm, có thể có bã đậu. |
4 | Bệnh viêm phế quản (IB) | Gà | Các lứa tuổi | Sốt, ủ rũ, xù lông, kém ăn, thở khó, thở bằng miệng và luôn kèm theo tiếng khò khè, chảy nước mũi, nước mắt. | Phế quản, khí quản xuất huyết thành vệt dài hoặc xuất huyết điểm, túi khí xuất huyết hoặc có bã đậu.
Thận sưng to hoặc xuất huyết rất đặc trưng. |
5 | Bệnh viêm thanh khí quản (ILT) | Gà | Các lứa tuổi | Thở khó, thở khò khè.
Chảy nước mắt, nước mũi, kêu xao xác. Da màu xanh tím do thiếu oxy trong máu.
|
Niêm mạc khí quản viêm, xuất huyết đỏ, khí quản mổ có dịch nhầy lẫn máu.
Sau 4 – 7 ngày niêm mạc khí quản và thanh quản có bã đậu trắng đóng thành cục dài. |