Bệnh tụ huyết trùng lây lan trước tiên là do gia cầm bị bệnh hoặc đang ủ bệnh và truyền cho những con khác. Các chất thải ra của gia cầm bệnh dịch và nước rửa khi mổ thịt gia cầm chết dịch cũng là nguyên nhân làm cho bệnh lây lan nhanh hơn. Vi khuẩn đó có thể xâm nhập theo đường tiêu hóa, hô hấp, vết thương ngoài da của vịt, tạo ra các chấm đỏ trên các bề mặt. Vì thế hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm và rõ hơn về các nguyên nhân gây ra bệnh này ở bài viết dưới đây.
Nhận biết được bệnh tụ huyết trùng trên vịt
Thạc sĩ Lê Thanh Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển. Chăn nuôi gia cầm VIGOVA chia sẻ, bệnh tụ huyết trùng trên vịt xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nhất là thời điểm giao mùa, diễn biến bệnh rất nhanh, tỷ lệ vịt chết cao. Chết đột ngột và các vết tụ huyết tím bầm. Nguyên nhân dẫn đến vịt bị bệnh tụ huyết trùng. Là do vi khuẩn tụ huyết trùng Pasteurella multocida gây ra.
Triệu chứng mắc bệnh tụ huyết trùng ở thể cấp tính
Triệu chứng vịt khi mắc bệnh là ở thể cấp tính vịt đang đứng ủ rũ một chỗ. Đi lảo đảo, quay cuồng, kêu to, giãy giụa mạnh rồi lăn ra chết. Ở thể cấp tính vịt ủ rũ, bỏ ăn, đầu và mắt sưng to, màu đỏ tím. Thở rất khó, khi thở phải há mỏ, vươn cổ. Nằm bệt một chỗ, tiêu chảy, phân xanh, lỏng, đôi khi có máu. Ở thể mãn tính các triệu chứng thấy như viêm phế quản, phổi mãn tính. Thở khò khè và sưng khớp chân, đi lại khó khăn, sau bị bại liệt.
Đồng thời, bệnh tích ngoài da có từng đám tụ huyết xuất huyết đỏ tím từng mảng, các cơ quan nội tạng đều xuất huyết tràn lan, đỏ sẫm, bao tim có tương dịch màu vàng, niêm mạc ruột xuất huyết và tróc ra.
Phát hiện triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng ở vịt
Nếu phát hiện vịt có những triệu chứng bệnh trên. Điều trị bằng một trong các loại kháng sinh như: Sulfamerazine hoặc Sulfadimerazine. Với liều lượng 100mg/kg thể trọng, liệu trình từ 3 đến 4 ngày hoặc dùng Sulfathiazole. Liều lượng 100mg/kg thể trọng, liệu trình từ 3 đến 4 ngày và trợ sức thêm cho gia cầm. Bằng các loại vitamin B1, C, D cùng với dung dịch điện giải.
Cũng theo thạc sĩ Lê Thanh Hải. Để Biết được bệnh tụ huyết trùng trên vịt nên tiêm ngừa vaccine 1ml/con. Tiêm dưới da vịt khỏe mạnh trên 1 tháng tuổi. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng vào mùa hè, kín ẩm vào mùa đông. Không bị mưa tạt gió lùa; sát trùng chuồng trại định kỳ 1 tuần/lần. Tẩy uế chuồng nuôi, phun thuốc sát trùng. Và để trống chuồng từ 2 đến 4 tuần mới nuôi trở lại. Lưu ý, khi nhập đàn mới cần cách ly 2 tuần. Tiêm vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm mới cho nhập đàn.
Bệnh tích tụ huyết trùng ở vịt
Thể quá cấp tính ngoài hiện tượng tụ máu và xuất huyết ở các xoang và phủ tạng ra không thấy có bệnh tích điển hình. Ở thể cấp tính, vịt khi chết thường thấy tụ máu và xuất huyết ổ các tổ chức liên kết dưới da, các xoang và cơ quan trong cơ thể. Tim bị sưng, bao tim trương to có chứa dịch màu vàng, viêm ngoại tâm mạc cho nên thấy xuất huyết. Phổi tụ máu, viêm màu nâu thẫm, có thể thấy chứa nước màu đỏ nhạt. Gan hơi sưng, màu vàng hoặc chấm đỏ do hoại tử đặc biệt của bệnh tụ huyết trùng, các nốt hoại tử to bằng mũi kim hoặc đầu đinh ghim.
Lách bị tụ máu, hơi sưng. Niêm mạc một bị viêm tụ máu chảy máu có các đàm màu đỏ thẫm. Thể mãn tính chủ yếu là viêm và hoại tử mãn tính đường hô hấp và gân, đôi khi viêm phúc mạc. Buồng trứng, ống dẫn trứng bị viêm, sưng to, màu vàng nhạt, chứa đầy nước, có khi các khớp viêm sưng to chứa nhiều dịch màu xám đục.