Bệnh CRD ở gà còn được nhiều người gọi là bệnh hen hoặc hô hấp mãn tính được chuyen gia nghiên cứu cho là căn bệnh lây nhiễm cao. Bắt nguồn từ vi khuẩn Mycoplasma gallsepticum sống trong cơ thể gà gây ra. Nguyên nhân cũng từ bắt nguồn từ việc chăn nuôi chuồng trại với môi trường không thuận lợi hay khí hậu kém cộng thêm mật độ chăn nuôi quá cao. Con đường lan truyền qua phổi, từ gà mẹ sang con như các bệnh ở gà thịt khác. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về bệnh CRD ở gà và một số thông tin cần thiết cho bạn qua bài viết này nhé!
Bệnh CRD trên gà là bệnh gì?
Bệnh CRD ở gà hay còn được gọi là bệnh hen hay bệnh hô hấp mãn tính ở gà là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao do vi khuẩn Mycoplasma gallsepticum gây ra. Vi khuẩn Mycoplasma có thể sống trong cơ thể gà rất lâu nhưng khi ra khỏi cơ thể gà thì chỉ có thể sống được 1 – 3 ngày, nếu ở trong lòng đỏ trứng gà vi khuẩn có thể sống được 18 ngày, nếu trong dịch nhầy của gà có thể sống được 4 – 5 ngày và trong môi trường ẩm ướt thì có thể sống được 1 đến 2 tháng. Tên tiếng anh của bệnh này là Chonic Respiratory Disease nên ở Việt Nam gọi tắt là bệnh CRD do lấy 3 chữ cái đầu tiên của tên bệnh ghép thành.
Nguyên nhân
Bệnh gây ra bởi một trong các nhóm sinh vật gây bệnh như viêm phổi – màng phổ (PPLO), cụ thể là Mycoplasma. Bệnh xảy ra ở các giống gia cầm như gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng và chim bồ câu ở các lứa tuổi khác nhau.
Tỷ lệ tử vong hoàn toàn do CRD là không đáng kể, nhưng việc kiểm soát CRD là rất quan trọng vì nó tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh khác phát triển và gây bệnh trên gia cầm, như thường xuyên kết hợp với E.coli và các virus gây bệnh trên đường hô hấp khác (Newcastle, IB, …)
Môi trường không thuận lợi, mật độ quá đông, tiểu khí hậu kém. Bệnh thường ghép với các bệnh nhiễm khuẩn khác có sẵn trong chuồng nuôi như bệnh do E.coli, nấm phổi, newcastle… Sử dụng vacxin sống có thể gây bệnh. Hoặc nhập gà từ nơi khác có mầm bệnh về lây bệnh cho gà nhà.
Đường lây truyền
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, qua phổi. Từ những gà bố mẹ bị bệnh, gà con mới nở nếu đã nhiễm bệnh qua trứng. Sẽ thấy dấu hiệu viêm túi khí, tỷ lệ lây qua trứng có thể đến 10 – 60%. Bệnh lây nhiễm từ đàn này qua đàn khác do tiếp xúc trực tiếp. Hoặc do không khí, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi mang mầm bệnh… Bệnh phát triển mạnh khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi, nhiễm ghép với các loại bệnh khác như: E.coli, Salmonella hoặc Gumboro.
Triệu chứng
Ở gà con: Bệnh hay xảy ra lúc gà được 4 – 8 tuần tuổi. Triệu chứng thường nặng hơn do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli. Khi mới nhiễm bệnh gà thường xuất hiện với các triệu chứng giảm ăn. Chảy nước mũi lúc đầu dịch trong sau đó đặc dần và nhầy trắng. Gà con ho, thở khó và khò khè nhất là về ban đêm, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 – 4 ngày. Nếu ghép với E.coli thì gà sốt cao, rất khó thở và tỷ lệ chết lên tới 30%, những con sống sót thì bị chậm lớn.
Trên gà trưởng thành và gà đẻ: Bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ… Các triệu chứng chính vẫn là ăn ít, chảy nước mũi, thở khò khè, sưng mặt. Viêm kết mạc mắt, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng. Trứng ấp nở cho ra các gà con yếu ớt. Ở một số đàn gà đẻ đôi khi chỉ thấy xuất hiện sự giảm sản lượng trứng. Gà con yếu, tỷ lệ ấp nở kém. Nếu ghép với E.coli thì trứng méo mó và vỏ trứng có vệt đỏ lấm tấm.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh có biểu hiện đường hô hấp. Do bệnh đường hô khác nên nhiều người nhầm lẫn. Dẫn đến điều trị không đúng thuốc gây thiệt hại lớn về kinh tế. Cần phân biệt bệnh Hen, CRD với các bệnh sau:
- Với Viêm khí quản truyền nhiễm IB
- Với Viêm mũi truyền nhiễm IC
- Với Viêm thanh khí quản truyền nhiễm ILT
Bệnh tích
Đường hô hấp chứa đầy dịch viêm cata. Viêm xoang, phế quản, ngoại tâm mạc, phổi, ngoại vi của gan. Túi khí mờ đục. Trong túi khí hình thành các nang limphô. Chất bã đậu tích tụ trong túi khí khi phôi chết từ trong trứng. Viêm bao hoạt dịch, khớp có dịch rỉ viêm màu xám và mịn. Gà bệnh giảm ăn, gầy. Giảm sản lượng trứng.