Một trong các bệnh ở gà thịt mà người chăn nuôi luôn phải lo lắng là bệnh sổ mũi truyền nhiễm hay còn được gọi là Cozyra từ virus Haemophilus paragallinnarum gây ra. Cozyra được nghiên cứu và cho là một bệnh hô hấp cấp tính trên mọi lứa tuổi của gà ở trên toàn thế giới nhưng phổ biến nhất ở các nước nhiệt đới, ẩm ướt. Bệnh sổ mũi truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể gà bệnh thông qua con đường hô hấp, tiêu hóa hoặc thức ăn, nước uống có dính mầm bệnh. Để hiểu rõ hơn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh Cozyra – sổ mũi truyền nhiễm trên gà thông qua bài viết này nhé!
Tác nhân gây bệnh cho gà
- Việt Nam là một nước nhiệt đới thích hợp cho bệnh sổ mũi truyền nhiễm phát triển nên bệnh xảy ra quanh năm gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.
- Do môi trường bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn.
- Gà ốm lây sang gà khỏe.
- Phân gà ốm ây lan cho đàn gà khỏe.
- Gà tiếp súc với mầm bệnh môi trường bên ngoài.
- Chuồng trại vệ sinh chưa sạch sẽ, chất độn chuồng mất vệ sinh.
- Thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
Con đường truyền lây và dịch tễ học
Bệnh xảy ra với nguyên nhân do các loài chim hoang dã lây nhiễm hay do vi khuẩn tồn tại và lưu trú trong môi trường. Gà ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh tuy nhiên mức độ nhạy cảm tăng dần theo tuổi tác. Khi gà mắc bệnh thời gian ủ bệnh ngắn 1 – 3 ngày, độ tuổi mắc bệnh thường 2 – 3 tuần. Trong điều kiện thông thường bệnh càng kéo dài càng có nhiều những tác nhân kế phát xuất hiện.
Bệnh được lây lan từ gà ốm sang gà khỏe, do gà tiếp súc với mầm bệnh ngoài môi trường. Các trang trại có nuôi hỗn hợp có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn. Khi bệnh xâm nhập vào cơ thể sau 1 – 3 ngày ủ bệnh gà có các triệu trứng ban đầu sau 2 – 3 ngày chúng nhanh chóng lây lan ra toàn đàn thông qua dịch tiết mang mầm bệnh hay phân gà bị bệnh, kết quả gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi cả về sản lượng trứng lẫn tỉ lệ hao hụt đầu con.
Triệu chứng bệnh sổ mũi ở gà
Đặc trưng của bệnh là vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp trên (đặc biệt là xoang mũi và xoang hốc mắt). Triệu chứng điển hình nhất là hiện tượng viêm cấp tính đường hô hấp trên. Chảy nước mũi và viêm xoang mũi. Với chất tiết dạng lỏng hoặc nhầy, dịch viêm chảy ra từ mũi ban đầu trong. Sau đặc dần và đóng cục mủ trắng như bã đậu. Thường khô lại và đóng xung quanh lỗ mũi, ấn tay vào thấy cứng. Nhìn 2 bên mũi thấy phình to. Sưng phù đầu mặt, phù ở khu vực xoang dưới mắt, tích dịch, mắt bị viêm kết mạc nên dính hai mí lại không mở ra được chỉ mở được một phần nhỏ.
Về sau dịch càng ngày càng đặc, mắt sưng lên. Hình thành mủ bã đậu, cứng, mùi hôi thối, gà ngứa mắt hay lấy chân gãi mắt do viêm thối mắt. Có thể thấy hiện tượng phù ở mào dưới, nhất là ở con trống. Sau khi quá trình viêm giảm xuống, mào dưới bị phù có thể nhăn nheo lại. Hiện tượng này là do chất dịch tràn ra đã đóng lại ở bên trong. Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khó và hen khò khè. Và khi thở phải mở miệng (do dịch viêm cô đặc trong khoang mũi làm nghẹt thở).
Bệnh tích
Khi mổ thấy bệnh tích tập trung chủ yếu ở vùng đầu. Đầu phù nề, mắt bị viêm, bị mù, viêm thối xoang trán, xoang má và xoang mũi, họng, khi mổ khám các cơ quan này ta thấy chúng có mùi khó chịu, niêm mạc dầy, trong các xoang chứa nhày mủ. Mổ ở xoang mũi thấy dịch viêm lúc đầu trong sau đặc trắng như bã đậu. Các tổ chức dưới da, đặc biệt vùng đầu, tích bị phù thũng.
Bệnh sổ mũi truyền nhiễm có tỷ lệ chết thấp nhưng có tỷ lệ mắc bệnh cao. Bệnh có khả năng lây lan từ gà ốm sang gà khỏe. Hoặc từ môi trường bên ngoài bị nhiễm khuẩn, gà khỏi bệnh có miễn dịch. Nhưng lại dễ lây lan sang đàn gà mới, nó gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế người chăn nuôi. Vì vậy, để ngăn chặn việc gà mắc bệnh, người dân hết sức đề phòng để bệnh khỏi lây lan một cách nhanh chóng.